Xoay chuyển tình thế: tăng view website nhưng đơn hàng không tăng!

Theo dõi GOBRANDING trên

Chắc hẳn chủ website nào cũng muốn tăng view website! Tuy nhiên, đây không phải tiêu chí chủ chốt thể hiện cho việc đơn hàng của bạn sẽ tăng. Nếu bạn đang rơi vào vòng xoáy: view website tăng nhưng đơn hàng không tăng, hãy tìm hiểu cách xoay chuyển tình thế ngay dưới đây.

Tại sao tôi tăng view cho website nhưng đơn hàng không tăng?

Quá trình người dùng đi vào website, lòng vòng trong đó, yêu cầu tư vấn và đặt hàng giống như một cái phễu. Càng đi sâu càng chắt lọc và thu hẹp.

View website là con số mới chỉ dừng ở cửa phễu. Đơn hàng có tăng hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác trên website và cả các yếu tố ngoài website. Các yếu tố ngoài website như giá, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, khả năng chốt đơn hàng kém,… chúng ta sẽ không đi sâu trong bài viết này.

Khi người dùng vào xem trang web của bạn, đầu tiên họ sẽ trực tiếp thao tác trên website. Vì thế, đơn hàng của bạn có thể bị “rớt” ngay từ bước này. Sau đây là các vấn đề thường gặp trực tiếp trên website ảnh hưởng tới đơn hàng của bạn:

1. View website không bắt nguồn từ đối tượng khách hàng mục tiêu.

Đây là nguyên nhân quan trọng nhất khiến bạn có ít liên hệ đến. Dù bạn cố gắng thay đổi website cho tốt hơn đến đâu nhưng thu hút sai đối tượng, kết quả vẫn sẽ không có gì tiến triển được.

Tăng view website phải đi cùng với thu hút đúng đối tượng mục tiêu.

Một số người đang mải chạy theo mục tiêu tăng lượt view cho website… một cách bất chấp. Không cần biết người vào website là ai, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ của mình không, họ chỉ cần biết lượng view website tăng lên là tốt rồi.

Giả sử bạn có một website bán dịch vụ Google Ads, nhưng lại quảng cáo website trên các phương tiện khác (như Facebook, Email, Banner,…) với thông điệp “click để nhận tài liệu Google Ads từ A->Z miễn phí”. Theo bạn, đối tượng nào sẽ bị thu hút bởi thông điệp này?

Đó là các đối tượng muốn tự chạy quảng cáo, các sinh viên ngành Marketing, hoặc là dân kỹ thuật chạy quảng cáo. Còn người thực sự mua dịch vụ Google Ads, họ không việc gì phải học cách tự chạy quảng cáo cả! Vì vậy, bạn có rất nhiều người truy cập vào website để nhận tài liệu nhưng lại không phải là người sẽ bỏ tiền ra mua dịch vụ của bạn.

Tăng view website thôi chưa đủ, bạn cần đạt được view từ chính đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Có như thế mới tạo cơ sở cho những cải tiến khác trên website nhằm thuyết phục người đọc mua hàng.

Gợi ý: SEO website là cách thu hút chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu nếu bạn có chiến lược từ khóa đúng đắn.

2. Loading… loading… loading!

Bạn có biết nếu website có tốc độ tải trang chậm đi 1 giây sẽ khiến:

  • Giảm 11% số lượt xem trang.
  • Giảm 16% sự hài lòng của người xem.
  • Giảm 7% tỷ lệ chuyển đổi.

(Theo nghiên cứu của Aberdeen Group)

Người dùng có thể “phát cáu” khi họ phải chờ trang tải nội dung quá lâu. Vì thế, dù bạn có thu hút nhiều người vào website nhưng tải trang chậm là một trong những nguyên nhân khiến họ mất kiên nhẫn, còn bạn thì mất đơn hàng.

Hơn thế, không chỉ người dùng mà cả Google cũng không thích tốc độ tải trang chậm. Nếu bạn muốn website xuất hiện trên trang nhất kết quả tìm kiếm thì bạn cần phải chú ý vấn đề này!

Nên kiểm soát thời gian tải trang trong khoảng nào?

Tốc độ tải nên ít hơn 2 giây là mức đáp ứng tốt cho người dùng.

Gợi ý: 10 cách tăng tốc website – cải thiện chuyển đổi 7%

3. Nội dung trang bán hàng chưa đủ thuyết phục.

Nội dung trang bán hàng cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chuyển đổi. Nếu nội dung thiếu thuyết phục, việc tăng view webiste sẽ chỉ khiến công sức và ngân sách của bạn trở nên lãng phí.

Tạo ra nội dung thuyết phục ngay từ phiên bản nội dung đầu tiên không phải là điều dễ dàng với nhiều người. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần nhớ:

Thử nghiệm – Đo lường – Điều chỉnh.

Tiến hành thử nghiệm điều chỉnh một số phần nội dung của trang, kiểm tra tỷ lệ chuyển đổi thường xuyên (dùng Google Analytics để đo lường). Sau đó rút ra phiên bản nào hiệu quả hơn. Nếu bạn cảm thấy chuyển đổi vẫn thấp, hãy tiếp tục thử nghiệm – đo lường – điều chỉnh.

Dưới đây là gợi ý bạn có thể áp dụng để sở hữu nội dung bán hàng thuyết phục:

  • Bước 1: Khơi gợi vấn đề, mong muốn của khách hàng trước khi nói về doanh nghiệp của bạn. Dù họ biết và bạn cũng biết vấn đề hay mong muốn đó là gì, nhưng vẫn cần nhắc lại và đào sâu hơn để họ có sự “gật đầu đồng tình” với doanh nghiệp.
  • Bước 2: Hãy cho khách hàng thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn giải quyết vấn đề của họ như thế nào. Khi khách hàng đã đồng ý họ gặp vấn đề như bạn đã đề cập, thì bước này sẽ giúp cho họ cảm nhận rõ hơn về giá trị (lợi ích) mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại.
  • Bước 3: Nếu có bằng chứng cho chất lượng sản phẩm/dịch vụ của bạn, đừng quên nêu ra. Đây là bước nâng cao niềm tin cho khách hàng.
  • Bước 4: Kêu gọi hành động. Hãy tạo cảm giác hiện tại là lúc cấp thiết để mua sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Lưu ý: tùy đặc trưng ngành nghề mà cách trình bày nội dung có thể khác nhau. Bạn hãy tìm đến các website nổi tiếng trong và ngoài nước thuộc cùng lĩnh vực để tham khảo và tìm ra cách trình bày phù hợp.

4. Chưa tạo sự thuận tiện tối đa cho khách hàng liên hệ.

Trên website của bạn có những cách nào để khách hàng liên hệ đến doanh nghiệp?

Dĩ nhiên, chân trang website thường chứa các thông tin liên hệ cơ bản như Hotline, email, địa chỉ. Nhưng bạn có nghĩ tới người dùng phải kéo tới cuối trang xem những thông tin “nhỏ xíu” này? Thật bất tiện. Thay vì vậy, hãy nghĩ cách để họ dù đang ở đâu trên trang web cũng có thể nhìn thấy số điện thoại, chat trực tuyến bất cứ lúc nào. “Ghim” số điện thoại ở thanh menu cũng là một cách hay.

“Ghim” số điện thoại ở thanh menu.

Không phải khách hàng nào cũng thích gọi điện, đôi khi họ sợ bị kinh doanh làm phiền. Và họ chọn cách tìm đến chat trực tuyến trên website hoặc trên Facebook. Vậy website của bạn đã cài đặt chat trực tuyến và đã liên kết với tài khoản facebook doanh nghiệp chưa?

Ngoài ra, điền form tư vấn cũng là một cách thức để gợi ý cho khách hàng tìm đến doanh nghiệp.

Tăng lượng view website cũng cần đi kèm sự tối ưu về cách thức liên lạc, tạo thuận tiện cho khách hàng của bạn dù đang ở bất kỳ vị trí nào trên website cũng có thể ngay lập tức liên hệ.

5. Quên tối ưu trải nghiệm website trên Mobile.

Tối ưu trải nghiệm website trên Mobile.

Ngày nay, smartphone được sử dụng phổ biến trong cuộc sống chúng ta. Nhờ sự thuận tiện của nó, việc truy cập vào website càng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Và dĩ nhiên dễ dàng mua sắm trực tuyến hơn.

Mặc dù website của bạn trông rất đẹp trên máy tính, nhưng cấu trúc của nó có thể bị phá vỡ trên màn hình điện thoại. Điều này khiến website của bạn thật thiếu chuyên nghiệp và gây khó chịu cho người dùng điện thoại. Họ có thể rời khỏi website vì trông mọi thứ vô cùng lộn xộn.

Thậm chí, trên giao diện máy tính, tốc độ tải trang nhanh, nhưng khi chuyển qua điện thoại lại chậm rì. Mobile yêu cầu dung lượng web nhẹ hơn.

Ngoài ra, bạn hãy kiểm tra xem đã có nút “gọi ngay” trên giao diện Mobile chưa? Đừng bắt khách hàng phải nhớ và nhập số điện thoại để gọi cho bạn.

“Quên” tối ưu trải nghiệm người dùng trên Mobile là một trong những nguyên nhân dù tăng view website nhưng đơn hàng lại cứ vụt mất khỏi tay bạn.

6. Không phát triển nội dung mới đều đặn cho website.

Không phải ai ngay từ lần đầu vào website đều sẽ mua ngay. Có những người chỉ vào xem thông tin nhưng chưa đến lúc phát sinh nhu cầu mua, nói ngắn gọn là: đọc để biết trước, sau này có dịp thì mua!

Để vừa tăng view cho website đều đặn, vừa thu hút khách hàng quay lại website, cũng như khiến họ “quen và nhớ” thương hiệu, bạn cần thường xuyên xuất bản nội dung mới.

Đồng thời, website của bạn càng chứa nhiều nội dung, kiến thức hữu ích liên quan trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh, ban càng thể hiện với khách hàng rằng doanh nghiệp/website của bạn là chuyên gia trong ngành.

Cung cấp nội dung mới, hữu ích thường xuyên là cách tăng giá trị thương hiệu trực tuyến cho doanh nghiệp.

 

Những điều này đã “nuôi dưỡng” tâm thức khách hàng và tới khi họ nảy sinh nhu cầu, doanh nghiệp của bạn sẽ nằm trong Top đầu tiên được khách hàng cân nhắc lựa chọn.

Kết luận

Hãy nhớ tăng view website không phải là mục tiêu cuối cùng, nó cần được đặt ra song hành với tăng đơn hàng và tỷ lệ chuyển đổi. Nếu view tăng mà đơn hàng không tăng, hãy kiểm tra 6 nguyên nhân phổ biến ở trên.

 

Với chiến lược từ khóa đúng đắn, SEO sẽ giúp bạn thu hút đúng đối tượng “sẵn sàng chi tiền”.

 

Điền địa chỉ website của bạn, công ty SEO Nhật bản GOBRANDING sẽ đánh giá và tư vấn chiến lược từ khóa phù hợp

Nhận tư vấn
phát triển website với SEO

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.

 

Hướng dẫn xem và phân tích chỉ số lượt truy cập website

3 cách tăng trải nghiệm người dùng cho website bán hàng

 

4.0 / 5 - (126 bình chọn)
profile profile hotline hotline