Hướng dẫn xem và phân tích chỉ số lượt truy cập (traffic) website
Theo dõi GOBRANDING trênNếu bạn muốn tìm hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra lượt truy cập website (check traffic website Online) thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây. Không dừng tại đó, GOBRANDING sẽ hướng dẫn bạn phân tích chỉ số này, cũng như gợi ý một số chiến thuật tăng traffic hiệu quả.
Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về “lượt truy cập website là gì” và ý nghĩa của nó, hãy xem bài viết: Traffic website là gì? Ví dụ về giao thông HCM sẽ giúp bạn hiểu ngay!
Nội dung chính
I. Hướng dẫn xem lượt truy cập (check traffic) cho website của bạn và của bất kỳ ai
1. Để check traffic chính xác, website của bạn nhất định phải có Google Analytics
Đây là một công cụ dùng để đo lường chỉ số traffic và nhiều chỉ số khác liên quan đến website. Tại sao bạn nhất định phải có Google Analytics? Vì bạn sẽ có được rất nhiều con số chi tiết về hành vi người dùng trên website!
>> Xem thêm Hướng dẫn chèn code Google Analytics cho WordPress.
Nhưng xin lưu ý: Bạn chỉ có thể xem các chỉ số của website khi bạn là “chủ trang web” hoặc được cấp quyền truy cập. Điều này có nghĩa là bạn không thể xem traffic website của đối thủ.
Làm sao để xem traffic của bất kỳ website nào? Tí nữa sẽ có cách cho bạn. Còn bây giờ, chúng ta sẽ đếm lượt truy cập website trên Google Analytics.
>> Mời bạn xem video sau đây để kiểm tra traffic website bằng Google Analytics:
Bước 1: Bạn truy cập vào tài khoản Google Analytics -> Chọn chế độ xem (View), tốt nhất nên là chế độ Master View (chế độ xem này đã loại bỏ các truy cập không mong muốn).
Bước 2: Để xem lưu lượng truy cập website, bạn chọn Thu nạp (Acquisition) -> Tất cả lưu lượng truy cập (All Traffic) -> Kênh (Channels).
Bước 3: Điều chỉnh khoảng thời gian bạn muốn đếm lượt truy cập website.
Bước 4: Kéo xuống cuối trang, bạn sẽ nhìn thấy một bảng xuất hiện như hình dưới:
Để xem lượt truy cập website, bạn hãy nhìn vào cột Số phiên (Sessions). Con số đầu tiên trong cột Sessions là tổng lượt truy cập. Các con số ở dưới được phân bổ theo nguồn truy cập website. Các nguồn truy cập bạn thường thấy nhất là:
-
-
- Organic Search: Truy cập đến từ tìm kiếm trên các công cụ như Google, Cốc Cốc, Bing,…
- Referral: Truy cập đến từ các backlink (link website của bạn được đặt trên các trang web khác).
- Direct: Truy cập được thực hiện khi người dùng gõ trực tiếp địa chỉ website của bạn trên khay URL.
- Social: Truy cập đến từ các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo,… (khi bạn có để link website lên đó).
-
Ngoài ra còn có các nguồn khác như Email, Paid Search (nếu bạn sử dụng Google Ads),…
Và thật tuyệt vời, đây là tool check traffic website free!
Đặc biệt hơn, Google Analytics còn cung cấp App Analytics (ứng dụng Analytics) trên nền tảng di động, nhằm hỗ trợ người xem thuận tiện hơn trong quá trình kiểm tra lượng truy cập website.
>> Xem ngay Cách cài đặt và xem traffic website trên di động.
2. Xem lượt truy cập của bất kỳ website nào
Bên cạnh Google Analytics, còn có nhiều công cụ kiểm tra lượt truy cập cho mọi website. Dưới đây, GOBRANDING sẽ hướng dẫn bạn xem lượt truy cập của bất kỳ website nào bằng SEMrush và SimilarWeb.
2.1. Sử dụng công cụ SEMrush
Bước 2: Truy cập danh mục Traffic Analytics, sau đó sẽ bạn nhập các website cần kiểm tra traffic tại mục Benchmark your website against competitors. Bạn có thể nhập tối đa 5 website, bao gồm cả website đối thủ.
Đây là kết quả sau khi so sánh traffic của 2 website:
Overview – Kết quả tổng quan
Công cụ SEMrush sẽ hiển thị tổng quan về traffic, phần trăm của các chỉ số như: Visits, Unique Visitors, Pages/ Visit, Avg, Visit Duration và Bounce Rate. Bên cạnh đó, biểu đồ phía dưới giúp bạn dễ dàng hình dung và so sánh sự biến động của nó như thế nào.
Traffic Sources Overview – Nguồn truy cập
Traffic Source – chúng ta sẽ dễ dàng biết được nguồn truy cập của các website đến từ đâu: Direct, Referral, Search hay Social hoặc Paid. Và các số liệu của từng nguồn truy cập cụ thể. Từ đó cũng so sánh được chính xác các trang web có lượt truy cập nhiều nhất từ những nguồn nào.
Audience Overlap – Sự trùng lặp người truy cập
Đặc biệt nhất, phải kể đến công cụ Audience Overlap sẽ cho bạn biết có bao nhiêu người truy cập vào trang web của bạn, trang web của đối thủ hay truy cập vào cả hai trang web.
Để so sánh được, bạn thực hiện như sau: chọn cơ sở so sánh bằng cách nhấp vào một trong các tab có tên miền trang web. Tiếp theo, bạn sẽ thấy biểu đồ so sánh trang web đã chọn với 2 trang web còn lại.
Với những tính năng nổi bật trên, công cụ SEMrush Traffic Analytics sẽ giúp bạn dễ kiểm tra lượng truy cập website của chính mình và đối thủ. Từ đó bạn có thể đưa ra những chiến lược phát triển tốt hơn, nhằm mục đích vượt qua đối thủ cạnh tranh, mang về lượng khách hàng tiềm năng.
2.2. Công cụ Similarweb
SEMrush là một công cụ mạnh trong việc phân tích và đo lường các chỉ số trên website, tuy nhiên đây là công cụ trả phí. Vì vậy GOBRANDING giới thiệu thêm với bạn công cụ Similarweb, cho phép người dùng sử dụng miễn phí, tuy nhiên sẽ bị giới hạn một số tính năng và về mức độ chính xác sẽ kém hơn Google Analytics. Mặc dù vậy, các số liệu tương đối khi check traffic website online trên Similarweb vẫn có ích trong việc so sánh nội lực website của bạn và website của đối thủ.
Ít nhất, bạn sẽ có được cái nhìn rõ hơn về khả năng cạnh tranh giữa các website trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Đặc biệt là cạnh tranh trong SEO (tối ưu hóa website để có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm Google).
Bước 1: Bạn truy cập vào đường dẫn sau: https://www.similarweb.com
Bước 2: Điền domain website mà bạn muốn kiểm tra traffic. Ví dụ: gobranding.com.vn
Sau đó, bạn sẽ thấy kết quả như sau:
Total Visit chính là tổng lượt truy cập website trong 6 tháng vừa qua.
Kéo xuống chút nữa, bạn sẽ thấy sự phân bổ traffic theo các nguồn truy cập được tính theo phần trăm.
Một nhược điểm khác của công cụ check traffic website free SimilarWeb: khi website được kiểm tra còn quá mới hoặc số lượng truy cập website quá thấp, SimilarWeb sẽ không có dữ liệu cho bạn.
Sai số : Bản báo cáo của GOBRANDING thực hiện cho các dự án thì chỉ số sai số từ 20-40%, mặc dù vậy đây là một trong những kênh tham khảo tốt nhất hiện nay ngoài GG Analytics và bản trả phí Ahref. Hướng dẫn bên dưới giúp bạn tham khảo cách phân tích lượt truy cập website.
II. Hướng dẫn phân tích chỉ số lượt truy cập website
Muốn phân tích, đánh giá một số liệu, bạn cần có dữ liệu cơ sở để so sánh. Bạn cần so sánh:
-
-
- Với chính mình
- Với đối thủ
-
1. Check traffic để so sánh với chính mình
Bằng cách dùng dữ liệu hiện tại so sánh với dữ liệu lịch sử của website. Điều này giúp bạn nhìn thấy được sự phát triển hay sự bất thường và dự đoán nguyên nhân. Muốn làm được, bạn cần phải check traffic website định kỳ ít nhất mỗi tháng một lần.
Giả sử kết quả kiểm tra lượt truy cập website của bạn như sau:
Dựa vào bảng số liệu giả định trên, có thể thấy nguồn truy cập chính (chủ yếu) đến từ tìm kiếm tự nhiên và truy cập trực tiếp. Đây là 2 nguồn cần nhiều thời gian để phát triển mà không thể đẩy mạnh ngay lập tức như quảng cáo. Nhưng khi 2 nguồn này đã phát triển mạnh thì lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì lượng truy cập lớn một cách ổn định và bền vững hơn so với các nguồn khác.
Để đánh giá sức mạnh thương hiệu trực tuyến của website, hãy chú ý tới Direct Traffic. Nguồn truy cập trực tiếp biểu thị người dùng đã nhớ và tự chủ động vào website mà không cần thông qua một kênh nào khác. Con số này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, người dùng thường xuyên chủ động quay lại website của bạn sẽ giúp tăng mức độ trung thành với thương hiệu cũng như tăng khả năng mua sản phẩm, dịch vụ. Hãy nhìn sự thay đổi và tăng dần của Direct Traffic, quả là sự tăng trưởng tích cực và cần phải tiếp tục duy trì trên mức 1000 truy cập trực tiếp mỗi tháng.
Check cột “Total Traffic” cho thấy nội lực của website đang ngày càng lớn mạnh. Nội lực này được cộng hưởng từ nhiều Marketing Online khác nhau cùng hỗ trợ dẫn người dùng về website. Trong đó bao gồm: thường xuyên cung cấp nội dung mới chất lượng, đẩy mạnh SEO, chia sẻ các bài viết trên website lên facebook, quảng cáo website bằng Google Ads, Email Marketing,…
Tuy nhiên, trong bảng kết quả check traffic phía trên có một sự bất thường khi tổng số lượt truy cập đột ngột giảm vào tháng 9. Các nguồn truy cập có tác động tức thì như Facebook Ads, Google Ads, Email Marketing,… có thể đã được chủ website cắt giảm vào tháng 9. Điều này cũng gây ảnh hưởng một phần khiến Direct Traffic giảm nhẹ. Ví dụ như bạn có 500 khách hàng thường nhận được email bài viết hữu ích định kỳ mỗi tuần, nhưng tới tháng 9 lại không nhận được email nào khiến có khoảng 50 khách hàng cảm thấy thất vọng hoặc “tạm thời quên bạn” do không được nhắc nhớ.
Nguồn truy cập chính từ Organic Search lại giảm nhiều nhất (gần 1500 traffic). Nguồn truy cập quan trọng nhất của website đột ngột giảm mạnh có thể do 2 nguyên nhân sau:
-
-
- Website đang gặp vấn đề về SEO khiến thứ hạng từ khóa ra khỏi trang nhất Google. Thông thường, chúng ta chủ yếu xem các kết quả hiển thị trên trang nhất. Mặc dù vẫn có người kiên nhẫn xem qua trang 2, 3,… nhưng đó chỉ là một con số rất nhỏ. Người dùng không thấy bạn nghĩa là bạn sẽ mất một lượng truy cập rất lớn. Để theo dõi thứ hạng từ khóa, bạn có thể tham khảo: Hướng dẫn cách check thứ hạng từ khóa trên Google.
Để giải đáp mọi vấn đề SEO cho website giúp tăng cơ hội bán hàng, hãy:
- Nhu cầu tìm kiếm của người dùng giảm. Với một từ khóa nhất định, nhu cầu search từ khóa đó trong tháng có thể sẽ ổn định, tăng, hoặc giảm. Hành vi người dùng không phải là bất biến, nó có thể thay đổi dần theo thời gian do sự tác động từ văn hóa ngôn ngữ thay đổi, nhu cầu thị trường đang có sự chuyển hướng, hoặc đơn giản là tháng đó “dính” phải dịp lễ đặc biệt không tác động tốt cho lĩnh vực kinh doanh của bạn,…
-
Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển không ngừng cho một website, bạn cần SEO phủ rộng dần nhiều từ khóa đa dạng; dự đoán xu hướng trong lĩnh vực của bạn; cũng như không ngừng cung cấp các nội dung mới, chất lượng và chuẩn SEO giúp chúng đến được với người tìm kiếm.
Hãy sử dụng Google Webmaster Tools để xem xét các từ khóa mang lại lượng traffic nhiều nhất và dùng Google Keyword Planner để theo dõi sự thay đổi trong nhu cầu tìm kiếm chúng.
2. Check traffic để so sánh với đối thủ
Dù bạn kinh doanh truyền thống hay online, bạn đều cần biết đối thủ của bạn là ai và sức mạnh cạnh tranh giữa bạn và các đối thủ. Sự cạnh tranh trong thị trường tìm kiếm trên Google cũng cần có sự đánh giá về các đối thủ!
Lượng truy cập website là một trong các yếu tố quan trọng tạo nên nội lực website – sức mạnh cạnh tranh cho thứ hạng từ khóa. Việc check và so sánh traffic của bạn và các đối thủ giúp bạn nhìn nhận được khả năng SEO hiện tại của website, nên đối đầu trực diện cùng từ khóa với các đối thủ này hay chuyển sang chiến lược từ khóa ngách.
Hạng mục này không cần kiểm tra mỗi tháng như khi đo lường cho chính website của bạn. Hãy thực hiện check traffic và so sánh với các đối thủ định kỳ sau 6 tháng hoặc một năm. Thậm chí khoảng thời gian check traffic định kỳ có thể ngắn hơn!
Website sẽ có 3 giai đoạn phát triển như sau:
-
-
- Giai đoạn 1: Kiểm tra lượt truy cập website mới, lượng traffic chỉ như “hạt cát bỏ biển”. Hãy bắt tay tối ưu cấu trúc website theo đúng chuẩn Google. Ngoài ra, bạn cần xuất bản thật nhiều nội dung hữu ích (chuyên mục blog) và chuẩn SEO ngay từ những bài viết này. Song song đó là tiến hành quảng cáo thông qua Facebook, Youtube, Google Ads, Email,… để “kéo về” website những traffic đầu tiên.
-
Khi website có được một chút “thành tựu” khoảng 50 – 100 bài viết. Bạn check traffic một tháng bằng khoảng 10% traffic của đối thủ mạnh nhất, hãy chi tiền nhiều hơn cho SEO, lúc này SEO sẽ có khả thi hơn.
Để tìm đối thủ mạnh nhất, bạn có thể search một vài từ khóa nào ngắn nhất liên quan đến sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của bạn (ví dụ: dịch vụ SEO, công ty SEO, giá dịch vụ SEO,…). Tiếp theo, kiểm tra traffic của 3 website đứng đầu. Đây chính là những đối thủ mạnh nhất của bạn.
-
-
- Giai đoạn 2: Một chút “thành tựu” của bạn đem so sánh với các đối thủ lớn hoàn toàn giống như cái bập bênh nghiêng về phía đối thủ. Lượng truy cập của bạn vẫn còn khá bé nhỏ. Nếu như đối đầu trực diện, bạn hoàn toàn không có cơ hội với các từ khóa ngắn (có lượng tìm kiếm nhiều).
-
Bây giờ, muốn có cơ hội gặt kết quả tốt từ SEO, hãy quay về tập trung vào sản phẩm/dịch vụ chủ đạo của bạn để đưa ra từ khóa. Sau đó, đi sâu vào nhu cầu tìm kiếm chi tiết của khách hàng để phát triển thành những từ khóa chi tiết. Vì nhu cầu với một sản phẩm/dịch vụ sẽ bị phân hóa ra thành nhiều mục đích tìm kiếm khác nhau nên độ cạnh tranh từ khóa sẽ giảm. Cộng thêm lợi thế của bạn như về mặt địa lý sẽ giúp bạn có được những khách hàng tiềm năng nhất.
Ví dụ bạn kinh doanh máy khoan bê tông tại Hồ Chí Minh, bạn có thể sử dụng từ khóa: cửa hàng máy khoan bê tông tại quận 5, mua máy khoan bê tông giá rẻ tại hồ chí minh,…
Nếu ngân sách của bạn nhỏ, hãy bắt đầu SEO khoảng 10 từ khóa. Nhưng không được dừng tại đó. Khi có thêm ngân sách, hãy đầu tư để mở rộng lên 20, rồi 30 từ khóa,… Làm càng nhiều từ khóa, tính cộng hưởng để tăng thứ hạng càng cao!
Và bạn nên nhớ: xuất bản nội dung mới định kỳ (nội dung thực sự chất lượng, hữu ích cho “khán giả”) sẽ giúp bạn nhanh chóng tăng lượng truy cập để tiến gần hơn về phía các đối thủ lớn.
-
-
- Giai đoạn 3: Bạn kiểm tra traffic website thấy mình đã thu nhận được số lượt truy cập lớn mỗi tháng từ Organic Search (nhờ làm SEO). Con số này có thể còn thua các đối thủ lớn một chút, ngang bằng hoặc đã vượt họ. Bạn đủ mạnh để lọt vào Top các website mạnh nhất trong lĩnh vực của bạn.
-
Các từ khóa ở giai đoạn 2 là nền tảng vững chắc để tạo nên sức mạnh cộng hưởng giúp bạn đối đầu trực diện với các đối thủ lớn bằng các từ khóa ngắn (có tính bao quát thị trường). Đồng thời, trong suốt quá trình phát triển ở giai đoạn 1 và 2, tình hình kinh doanh của bạn đang ngày càng tăng trưởng. Tới thời điểm giai đoạn 3, bạn có đủ ngân sách để đẩy mạnh SEO cho những từ khóa “khó nhằn” này.
Bạn check traffic website của mình đang ở giai đoạn nào? Đừng vội, hãy đi đúng hướng! SEO cần nhiều thời gian và là chiến lược gắn liền với “cuộc đời của một website”.
III. Một số gợi ý tăng số lượt truy cập website hiệu quả
Điều đầu tiên bạn cần lưu ý: không dùng công cụ tăng traffic ảo. Chúng không mang lại giá trị cho bạn. Những truy cập ảo được tạo nên từ việc lập trình, chúng không đến từ người thực. Sử dụng tool tăng traffic có thể khiến website bị Google phạt, gây ra “tội án xấu” cho website. Vì thế, GOBRANDING luôn nhắc bạn đừng vội vàng. Tuy truy cập thực từ người dùng cần thời gian lâu hơn, nhưng mang lại hiệu quả bền vững hơn, cũng như giá trị về cơ hội bán hàng cao hơn.
Muốn đạt được hiệu quả kinh doanh từ việc tăng lượt truy cập website, bạn phải tập trung vào đúng đối tượng mục tiêu. Tất cả các nội dung trên website đều cần thu hút và đáp ứng nhu cầu thông tin cho đối tượng mục tiêu. Nếu không, dù có traffic đi chăng nữa, những người truy cập này đều không phải khách hàng tiềm năng, người sẽ trả tiền mua hàng của bạn!
Như những gì đã trình bày ở phần II, bạn cần áp dụng SEO content cho mọi nội dung được tạo ra. Thông tin chất lượng sẽ phát huy tác dụng khi tiếp cận được người dùng. Một bài viết thật độc đáo nhưng không được khách hàng tìm ra, giống như sản phẩm tốt nhưng chẳng ai biết tới. SEO content sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Luôn ghi nhớ xuất bản nội dung (do chính bạn tạo ra) định kỳ, thường xuyên trên website. Về mặt khách hàng, chúng vừa giúp bạn khẳng định mình là chuyên gia trong ngành, tăng sự uy tín cho thương hiệu, tạo mối quan hệ với khách hàng thông qua nội dung hữu ích thay vì “spam” nội dung bán hàng. Về mặt cạnh tranh thứ hạng trên Google, chúng giúp bạn không ngừng tăng nội lực website, giúp Google đánh giá cao về chất lượng website. Đồng thời, chúng cũng là một trong những lý do khiến “khán giả” của bạn muốn quay trở lại trang web thêm nhiều lần nữa.
Phối hợp các kênh Marketing Online. Một chiến dịch Marketing thành công ngày nay không thể đến từ một kênh riêng lẻ. Trong thế giới công nghệ phát triển liên tục, chúng ta bị phân tán bởi quá nhiều cách thức tiếp cận thông tin. Cùng với quá nhiều sự “nhồi nhét” thông điệp bán hàng, một kênh Marketing riêng lẻ không thể làm nên chuyện!
Ví dụ này sẽ hữu ích cho bạn. Sau khi xuất bản một bài viết mới trên website (đảm bảo rằng bài viết này hấp dẫn với khách hàng), nó chưa thể xuất hiện ngay trên kết quả tìm kiếm Google. Bạn hãy tận dụng để phát huy giá trị mà bài viết này mang lại bằng cách:
-
-
- Gửi email cho khách hàng của bạn. Đây là một cách chăm sóc và duy trì mối quan hệ tuyệt vời với khách hàng.
- Đưa bài viết lên các trang mạng xã hội. Ngoài ra, nếu có khả năng, hãy trích một phần ngân sách để chạy quảng cáo cho bài viết này. Những nội dung blog hấp dẫn thực sự vẫn sẽ giúp bạn phát triển thương hiệu không thua kém gì những nội dung quảng bá trực tiếp sản phẩm/dịch vụ.
- Giới thiệu bài viết trên các diễn đàn, group chất lượng trong lĩnh vực kinh doanh của bạn. Đối với hoạt động dạng này, nội dung kiểu blog thường thân thiện hơn và ít phản cảm hơn so với nội dung bán hàng.
-
Đây là cách vừa phát huy giá trị nội dung mới về mặt kinh doanh, vừa thu hút lượt truy cập tăng nội lực cho website. Ví dụ trên chỉ là một trong những cách tận dụng phối hợp các kênh Marketing Online. Bạn hãy sáng tạo cách thức phối hợp hiệu quả cho riêng mình, để không những tăng traffic website mà còn mang lại cơ hội tăng doanh thu thực sự.
Hãy check traffic và đánh giá chỉ số lượt truy cập website định kỳ, từ đó bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho chiến lược phát triển website hiệu quả trong ngắn và dài hạn.
>> Xem thêm Dịch vụ SEO Traffic cam kết tăng traffic liên tục và bền vững cho website.
SEO hiệu quả phải giúp bạn tăng lượt truy cập mua hàng trên website!
GOBRANDING – Công ty Marketing Online được đầu tư từ Nhật Bản sẽ phân tích miễn phí hành vi truy cập vào website của bạn