Photographer là gì? Công việc của Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Theo dõi GOBRANDING trên

Photographer là gì? Chắc hẳn đa phần ai cũng đã từng nghe qua cụm từ này và biết rằng đó là một ngành nghề liên quan đến chụp ảnh. Tuy nhiên thực tế không phải ai cũng hiểu rõ chính xác công việc này là gì và thường nhầm lẫn giữa Photographer và Photography.

Để có thể giải đáp được chính xác nghề Photographer là gì, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của GOBRANDING. Đồng thời tìm hiểu thêm về công việc của một Photographer chuyên nghiệp và những thông tin liên quan khác nhé!

1. Photographer là gì?

Photographer là tên tiếng Anh của nghề “Nhiếp ảnh gia”. Cụm từ này được sử dụng để chỉ những người làm công việc chụp hình bằng máy ảnh chuyên nghiệp và có nguồn thu nhập từ chính công việc đó. Họ sẽ sử dụng các kỹ thuật và sự sáng tạo của mình để truyền tải thông điệp, ý nghĩa hoặc cảm xúc nào đó thông qua những bức ảnh.

Có thể nói, Photographer là người tạo ra “nghệ thuật” và những sản phẩm của họ được sử dụng rộng rãi. Công việc của họ không chỉ đơn thuần là chụp và lưu giữ hình ảnh, mà còn mang ý nghĩa rất đặc biệt trong việc ghi lại những khoảnh khắc quan trọng, truyền tải cảm xúc, kể chuyện và thể hiện tầm nhìn của người nhiếp ảnh gia.

Photographer là gì?
Photographer là gì? Nghề Photographer là gì?

Có nhiều lĩnh vực khác nhau trong nhiếp ảnh, và những Photographer có thể chuyên về một hoặc nhiều lĩnh vực. Người làm nghề này có thể làm việc tự do (freelance) hoặc làm cho một studio, tòa soạn, hãng truyền thông riêng. 

Photographer có thể chụp ảnh theo yêu cầu của khách hàng, chụp cho các sự kiện, chụp hình quảng cáo, chụp các địa điểm du lịch hoặc cho một người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng nào đó,… Ngoài ra họ có thể tạo ra những bộ sưu tập của cá nhân để trưng bày và bán.

2. Sự khác biệt giữa Photographer và Photography

Nhiều người thường có sự nhầm lẫn giữa Photographer và Photography bởi cách viết của hai cụm từ này khá giống nhau. Thực tế, tuy cùng liên quan đến chụp ảnh, nhưng Photographer và Photography là hai khái niệm khác nhau.

Photographer chỉ người làm nghề nhiếp ảnh. Tức là “nhiếp ảnh gia” – người sử dụng máy ảnh và các kỹ thuật để chụp ảnh. Trong khi đó, Photography có nghĩa là “nhiếp ảnh”. Đây là quá trình tạo ra hình ảnh thông qua những tác động ánh sáng được phản chiếu từ các vật thể lên giấy hoặc lên phim nhạy sáng. 

Quá trình này được thực hiện bằng các thiết bị cơ học, thiết bị kỹ thuật số, còn được gọi là máy ảnh/máy chụp hình. Ngoài ra còn có thêm một số thiết bị phụ trợ khác để tạo ra những bức ảnh sinh động, thể hiện được góc nhìn và quan điểm nghệ thuật của người chụp. Photography bao gồm nhiều chủ đề, lĩnh vực và phong cách khác nhau. Ví dụ như chủ đề phong cảnh, đời sống hoặc thời trang, ẩm thực,…

khác biệt giữa Photographer và Photography
Photographer và Photography là hai khái niệm khác nhau

Nói một cách dễ hiểu hơn, sự khác biệt rõ ràng nhất giữa hai khái niệm này là: Photographer là chủ thể để tạo ra Photography. Và mỗi Photographer sẽ có thế mạnh riêng của mình trong từng lĩnh vực photography. 

3. Phân loại Nhiếp ảnh gia

3.1. Nhiếp ảnh gia đám cưới

Nhiếp ảnh gia đám cưới là người chuyên chụp ảnh tại các buổi tiệc cưới. Họ sẽ chụp lại những khoảnh khắc đặc biệt ý nghĩa của các cặp đôi trong ngày lễ trọng đại cũng như hình ảnh của gia đình 2 bên và những người tham gia lễ cưới. Việc tạo ra các bức ảnh đẹp và ý nghĩa trong ngày cưới đòi hỏi Photographer phải có sự làm quen, phối hợp với khách hàng trước khi đám cưới diễn ra.

3.2. Nhiếp ảnh gia thời trang

Nhiếp ảnh gia thời trang là người chịu trách nhiệm tạo ra các bức ảnh chuyên nghiệp để quảng bá và giới thiệu các sản phẩm thời trang. Cụ thể là các loại trang phục, phụ kiện, người mẫu,… 

Những nhiếp ảnh gia thời trang sẽ làm việc kết hợp với các nhà thiết kế, người mẫu, nhà tạo mẫu tóc,… và các đại lý quảng cáo để tạo ra các hình ảnh sáng tạo, làm nổi bật đối tượng được chụp và thu hút sự chú ý.

Nhiếp ảnh gia thời trang
Nhiếp ảnh gia thời trang làm việc với người mẫu

3.3. Phóng viên hình ảnh

Phóng viên hình ảnh là những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, thường làm việc trong ngành báo chí và truyền thông. Họ sẽ ghi lại các sự kiện, tin tức và những câu chuyện bằng hình ảnh. Các hình ảnh này sẽ được cung cấp cho báo chí, các tạp chí, kênh truyền hình, trang web hoặc blog cá nhân của họ.

3.4. Nhiếp ảnh gia ẩm thực

Nhiếp ảnh gia ẩm thực là người chuyên chụp các hình ảnh về đồ ăn, thức uống. Công việc của họ là tạo ra những bức ảnh hấp dẫn, gợi cảm xúc về những món ăn, thức uống. Các sản phẩm của nhiếp ảnh gia ẩm thực được sử dụng nhằm quảng bá cho các nhà hàng, quán cafe, sách nấu ăn, quảng cáo hoặc trên các nền tảng trực tuyến.

Nhiếp ảnh gia ẩm thực
Nhiếp ảnh gia ẩm thực giúp gợi cảm xúc cho những món ăn

3.5. Các loại Nhiếp ảnh gia khác

Ngoài 4 kiểu phân loại kể trên, còn có các nhiếp ảnh gia hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như nhiếp ảnh gia  chân dung, nhiếp ảnh gia chụp phong cảnh, nhiếp ảnh gia du lịch, nhiếp ảnh gia thể thao, nhiếp ảnh gia nhà đất,… Tùy từng lĩnh vực nhiếp ảnh mà các nhiếp ảnh gia sẽ có những công việc đặc thù, đối tượng và phương pháp chụp ảnh riêng. 

4. Công việc của Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Chắc hẳn nhiều người cũng thắc mắc công việc của các Photographer là gì? Thực tế, các nhiếp ảnh gia có thể làm công việc tự do hoặc làm cho một đơn vị nào đó. Công việc của một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp bao gồm các hoạt động sau sau:

4.1. Chụp ảnh

Đây là công việc đầu tiên và quan trọng nhất đối với một Photographer. Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sẽ sử dụng các máy ảnh và các kỹ thuật như cài đặt ánh sáng, tiêu cự, góc chụp, độ phơi sáng,… để tạo ra các bức ảnh đẹp và sáng tạo nhất.

Công việc của Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp
Chụp ảnh là công việc quan trọng hàng đầu của một Photographer

4.2. Lựa chọn và xử lý hình ảnh

Không chỉ dừng lại ở công việc chụp ảnh, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng là người thực hiện các bước “hậu kỳ” sau đó. Cụ thể là lựa chọn ảnh, chỉnh sửa, rửa ảnh (đối với máy phim), in ảnh và chịu trách nhiệm về chất lượng cuối cùng trước khi hoàn thành. 

Quá trình xử lý ảnh đòi hỏi nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng khả năng thẩm mỹ của mình. Kết hợp với đó các kỹ năng chỉnh sửa cũng như là những yêu cầu của khách hàng để hoàn thiện bức ảnh. Còn đối với việc in ảnh, các Photographer sẽ phải thực hiện điều chỉnh khung hình, độ phân giải, kích thước ảnh và lựa chọn phương pháp in ảnh tốt nhất, phù hợp nhất.

Các công cụ xử lý thông thường là những phần mềm như Photoshop, Lightroom. Họ sẽ thực hiện cắt ghép, điều chỉnh màu sắc, ánh sáng, thêm/bớt các đối tượng trong ảnh để làm nổi bật chủ thể chính.

Công việc của Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp
Photographer chuyên nghiệp không chỉ chụp ảnh mà còn thực hiện các bước xử lý hình ảnh

4.3. Giao tiếp và làm việc với khách hàng

Một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sẽ thường phải làm việc trực tiếp với khách hàng. Điều này giúp họ có thể truyền tải được những giá trị nghệ thuật và mong muốn của khách hàng vào trong từng bức ảnh. Do đó, việc giao tiếp và làm việc với khách hàng có thể nói cũng là một trong những công việc hàng ngày của một nhiếp ảnh gia.

4.4. Tiếp thị và quảng bá

Đối với các Photographer hoạt động tự do, việc tự tiếp thị và quảng bá cho dịch vụ cá nhân của mình cũng vô cùng quan trọng. Họ phải xây dựng được một mạng lưới liên kết, có mặt trên các nền tảng trực tuyến hoặc các hoạt động quảng bá khác. Điều này giúp cho họ xây dựng được “thương hiệu” riêng cho mình và có thêm nhiều đối tác, khách hàng.

5. Kỹ năng cần có của một Photographer

Với những công việc kể trên của một Photographer, những kỹ năng cần có của một Photographer là gì?

5.1. Kỹ năng chuyên sâu về nhiếp ảnh và kỹ thuật máy ảnh

Để trở thành một Photographer đòi hỏi người làm nghề phải có những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về nhiếp ảnh và kỹ thuật máy ảnh. Cụ thể:

  • Về máy ảnh: Cần nắm vững kiến thức về các thành phần và chức năng của máy ảnh. Các yếu tố này bao gồm các thiết lập chế độ (chẳng hạn như ưu tiên khẩu độ, ưu tiên tốc độ, chế độ manual), cấu trúc máy ảnh, ống kính và các phụ kiện đi kèm khác.
  • Về ống kính: Cần nắm được kỹ năng điều chỉnh ống kính, hiểu về các loại ống kính và cách sử dụng từng loại để tạo ra những hiệu ứng khác nhau. Cùng với đó là các khái niệm và kỹ năng về việc điều chỉnh tiêu cực, độ phân giải và những thông số khác có liên quan.
  • Về kỹ năng nhiếp ảnh: Photographer phải có kỹ năng điều chỉnh khẩu độ, tốc độ chụp, độ nhạy ISO và cân bằng sáng nhằm tạo ra được những bức ảnh chất lượng. Ngoài ra phải nắm được các kỹ thuật chụp đối sáng, chiếu sáng, độ sâu trường và ảnh động.
Kỹ năng cần có của một Photographer
Kỹ năng chuyên sâu về nhiếp ảnh là cực kỳ quan trọng đối với một Photographer

5.2. Tư duy sáng tạo và quan sát nhạy bén

Một người nhiếp ảnh gia cần phải rèn luyện cho mình một tư duy sáng tạo để có thể nắm bắt và lưu giữ được những khoảnh khắc độc đáo. Bạn cần rèn luyện kỹ năng quan sát một cách tinh tế, nhạy bén để nhìn thấy và tạo ra những góc chụp đẹp. Từ đó có được thành quả là những bức ảnh lôi cuốn, ấn tượng và có nhiều ý nghĩa.

5.3. Kỹ năng xử lý hình ảnh, thiết kế đồ họa và quản lý dự án

Ngoài làm việc với máy ảnh, những nhiếp ảnh gia cũng cần phát triển cho mình các kỹ năng liên quan đến xử lý hình ảnh và thiết kế đồ họa. Bạn cần phải có kiến thức về các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh để có thể điều chỉnh, tăng cường các hiệu ứng giúp bức ảnh thêm phần đặc biệt hơn.

Bên cạnh đó, các Photographer có thể tham gia vào những dự án lớn hoặc tạo ra những bộ sưu tập ảnh, xuất bản sách, tổ chức các triển lãm,… Điều này đòi hỏi họ phải có được kỹ năng quản lý dự án để có thể việc tổ chức, lên kế hoạch công việc được hoàn thành một cách tốt nhất, chỉnh chu nhất.

5.4. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một yếu tố quan trọng đối với các Photographer. Bởi họ phải thường xuyên làm việc với khách hàng, người mẫu, đồng nghiệp hoặc các bên liên quan khác. 

Kỹ năng của Photographer
Photographer cần có kỹ năng giao tiếp tốt để trao đổi công việc
  • Đối với khách hàng: Việc rèn luyện cho mình kỹ năng giao tiếp tốt giúp họ có thể thảo luận, trao đổi và lắng nghe về những mong muốn của khách hàng. Từ đó đảm bảo có thể hoàn thành được công việc cũng như tạo dựng được lòng tin nơi họ.
  • Đối với người mẫu: Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cho Photographer đưa ra được những chỉ dẫn, hỗ trợ người mẫu tạo dáng và có những điều chỉnh phù hợp để cho ra sản phẩm đẹp nhất.
  • Đối với các bên liên quan như nhà thiết kế, stylist, nhà tạo mẫu tóc hay đạo diễn: Việc giao tiếp giúp các nhiếp ảnh gia hiểu và truyền đạt được ý tưởng của mình. Nhờ đó tạo được môi trường làm việc hiệu quả để hướng về mục tiêu chung.

5.5. Kỹ năng quản lý thời gian, quản lý tài chính

Một Photographer cũng đòi hỏi phải có kỹ năng quản lý thời gian và quản lý tài chính tốt. Bởi họ phải thường xuyên làm việc với nhiều người hoặc phải đảm bảo hoàn tất dự án trong một thời gian nhất định nào đó. Việc rèn luyện tốt 2 kỹ năng đó giúp bạn tạo được những thành quả tốt nhất và tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũng như các bên có liên quan.

6. Những khó khăn mà Nhiếp ảnh gia gặp phải

6.1. Sự cạnh tranh gay gắt

Photographer là một trong những lĩnh vực có sự cạnh tranh cao. Bởi thị trường nhiếp ảnh ngày một đông đúc. Việc nổi bật giữa số đông để thu hút khách hàng trở nên ngày một khó khăn hơn với các Photographer. Họ cần phải xây dựng được cho mình một phong cách riêng, tạo ra được những tác phẩm sáng tạo, độc đáo để tạo ấn tượng và thu hút sự chú ý.

Những khó khăn mà Nhiếp ảnh gia
Nghề nhiếp ảnh gia ngày càng có nhiều sự cạnh tranh

6.2. Thiếu lượng khách hàng ổn định

Một trong những khó khăn lớn của các Photographer chính là tình trạng khó để tìm kiếm và duy trì một lượng khách hàng ổn định. Việc tìm kiếm, thu hút khách hàng cho một dự án nhiếp ảnh tốn khá nhiều thời gian. 

6.3. Điều kiện làm việc khắc nghiệt

Môi trường làm việc của các nhiếp ảnh gia thường linh động và không ổn định. Công việc này đòi hỏi người làm nghề phải thường xuyên di chuyển và thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. 

Ngoài một số người làm việc tại các studio, những Photographer có thể làm việc ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt, nguy hiểm, xa xôi,… tùy vào yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, nhiều thiết bị phục vụ cho việc nhiếp ảnh khá nặng, và Photographer phải đảm bảo giữ cho các thiết bị được an toàn.

6.4. Khó khăn về tài chính

Việc đầu tư vào các thiết bị nhiếp ảnh chất lượng cao, các phần mềm xử lý hình ảnh và hoạt động Marketing thực chất đòi hỏi các Photographer phả có một nguồn vốn lớn. Ngoài ra, việc quản lý về tài chính cá nhân, hợp đồng hoặc các khoản thuế hay bảo hiểm cũng là một trong những khía cạnh quan trọng mà những Photographer cần quan tâm đến.

7. Cách trở thành một Photographer chuyên nghiệp

Để trở thành một Photographer chuyên nghiệp, điều quan trọng trước hết là bạn phải có niềm yêu thích và sự đam mê với nghề. Ngoài ra, bạn cần phải thường xuyên trang bị và trau dồi thêm cho mình những kỹ năng cần thiết kể trên. 

Những kỹ năng chuyên nghiệp và sự “đa zi năng” sẽ giúp bạn trở nên nổi bật hơn so với những nhiếp ảnh gia nghiệp dư khác. Ngoài tự học, bạn cũng có thể theo học tại các lớp bồi dưỡng để nâng cao tay nghề và nhận được sự tin tưởng hơn từ phía khách hàng.

Cách trở thành một Photographer chuyên nghiệp
Photographer cần phải rèn luyện các kỹ năng và học hỏi thêm các xu hướng mới

Bên cạnh đó, nghề nhiếp ảnh đang không ngừng phát triển và thay đổi. Với sự tiến bộ của công nghệ, các xu hướng và kỹ thuật mới ngày càng nhiều. Để trở thành một Photographer chuyên nghiệp, bạn phải học hỏi và áp dụng các kỹ thuật mới này để có thể tạo ra những sản phẩm đặc sắc và thu hút khách hàng.

8. Kết luận

Photographer không chỉ đơn thuần là những người chụp ảnh. Họ còn là người tạo ra được những câu chuyện mà đôi mắt nhìn thấy thông qua ống kính. Đây là một công việc mang tính nghệ thuật và có rất nhiều tiềm năng trong tương lai.

Bài viết trên đây mà GOBRANDING gửi đến bạn chính là câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi “Photographer là gì?”. Mong rằng lời giải đáp này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về công việc của một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và có thể định hướng được công việc tương lai cho mình nhé!

Thông tin thêm, SEO có thể giúp người nhiếp ảnh gia tăng cường sự hiện diện trực tuyến của họ và thu hút thêm khách hàng hoặc người yêu nhiếp ảnh thông qua việc tối ưu hóa nội dung, hình ảnh và trang web của họ trên các công cụ tìm kiếm. >> Tìm hiểu dịch vụ nhận SEO từ khóa tại Công ty Marketing Online GOBRANDING giúp cải thiện thứ hạng website doanh nghiệp hiệu quả trên công cụ tìm kiếm.

4.0 / 5 - (97 bình chọn)
profile profile hotline