STP là gì? Các yếu tố trong chiến lược STP trong Marketing
Theo dõi GOBRANDING trênHầu hết các doanh nghiệp không thể đáp ứng được mọi nhu cầu của tất cả khách hàng. Vì vậy, họ thường lựa chọn một phân khúc khách hàng cụ thể để tập trung chăm sóc và phục vụ tốt nhất. Hãy cùng GOBRANDING theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn chi tiết về khái niệm STP là gì? Các yếu tố trong chiến lược STP trong Marketing nhé!
Nội dung chính
1. Chiến lược STP là gì?
Định nghĩa STP được hình thành bằng cách kết hợp ba chữ cái đầu tiên của Segmentation (Phân đoạn thị trường), Targeting (Xác định thị trường mục tiêu) và Positioning (Định vị thương hiệu). Mở rộng ra, STP là một phương pháp tiếp thị hỗ trợ doanh nghiệp xác định chính xác phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu mà mang lại lợi thế cạnh tranh và định vị thành công cho thương hiệu của mình.
Chiến lược STP yêu cầu doanh nghiệp tập trung sử dụng tài nguyên của mình để tận dụng tối đa vào một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể có các đặc điểm tương đồng. Từ đó, tạo ra các chiến lược tiếp thị phù hợp với thị trường mục tiêu của mình và xây dựng, phát triển thương hiệu cá nhân rõ ràng trong tâm trí của khách hàng.
2. Lợi ích mà STP Marketing đối với doanh nghiệp
Dưới đây là một số lợi ích mà STP Marketing đối với doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo qua như sau:
2.1 Nâng cao lòng trung thành của khách hàng (Customer Loyalty)
Mục tiêu của chiến lược STP là nhắm đến một cách chính xác các đối tượng trong phân khúc bằng cách truyền đạt thông điệp được cá nhân hóa. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu một cách tốt hơn, đồng thời nâng cao khả năng tương tác và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
2.2 Cải tiến sản phẩm/dịch vụ
Khi áp dụng chiến lược STP trong Marketing, bạn sẽ biết được mình cần tập trung nguồn lực tiếp thị vào đúng đối tượng mục tiêu. Điều này giúp bạn thực hiện các cải tiến dựa trên phản hồi từ phân khúc đối tượng đó, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới của sản phẩm/dịch vụ để phù hợp hơn với nhu cầu của khác
2.3 Giảm chi phí Marketing
Với việc tập trung vào các phân khúc có tiềm năng lợi nhuận cao và tiềm năng phát triển, bạn sẽ không phải lãng phí nguồn lực tài chính của mình cho các kênh và phân khúc không mang lại giá trị thực tế cho doanh nghiệp.
3. Các yếu tố trong chiến lược STP trong Marketing
Dưới đây là 3 yếu tố trong chiến lược STP mà bạn có thể tham khảo qua như sau:
3.1 Segmentation (Phân khúc thị trường)
Trong mô hình tiếp thị STP, giai đoạn đầu tiên là phân khúc thị trường – quá trình phân chia khách hàng trong thị trường mục tiêu thành các nhóm nhỏ khác nhau. Mục tiêu chính ở đây là tạo ra các phân khúc khách hàng đa dạng dựa trên các tiêu chí và đặc điểm cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn.
Các loại Segmentation
- Phân khúc theo địa lý: Tiến hành phân chia khách hàng dựa trên quốc gia, khu vực, tỉnh thành,…
- Phân khúc theo nhân khẩu học: Phân loại khách hàng dựa trên độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp,…
- Phân khúc theo hành vi: Xác định khách hàng dựa trên cách họ tương tác với doanh nghiệp, bao gồm sản phẩm ưa thích và tần suất mua hàng,…
- Phân khúc theo tâm lý: Chia khách hàng thành nhóm dựa trên tâm lý mua hàng, với một số yếu tố quan trọng như giá cả, bao bì, chất lượng và số lượng sản phẩm,…
Những lưu ý khi phân khúc thị trường
- Tính đo lường được: Đánh giá các yếu tố có thể đo lường như sức mua của khách hàng, quy mô phân khúc và doanh thu, cũng như lợi nhuận từ phân khúc thị trường.
- Tính khả thi: Đảm bảo rằng doanh nghiệp có khả năng phục vụ phân khúc thị trường đã xác định (tài chính, nhân sự, thiết bị, công nghệ,…).
- Tính bền vững: Phân khúc lựa chọn cần bao gồm một số lượng lớn khách hàng có nhu cầu, mang lại lợi nhuận cao hơn so với các phân khúc khác và đảm bảo khả năng duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
- Tính khác biệt: Mỗi phân khúc thị trường sẽ có những đặc điểm độc đáo và phục vụ cho những nhóm đối tượng khác nhau.
3.2 Targeting (Thị trường mục tiêu)
Sau khi đã phân khúc thị trường, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích và xác định thị trường mục tiêu. Thị trường mục tiêu là việc phân chia khách hàng vào các nhóm cụ thể, phù hợp với chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp. Nói cách khác, thị trường mục tiêu bao gồm những khách hàng tiềm năng thực sự quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Sau khi đã có hiểu biết sâu về thị trường mục tiêu, doanh nghiệp sẽ có khả năng nhận ra một cách chính xác những gì khách hàng mong muốn từ sản phẩm/dịch vụ của mình. Điều này giúp xây dựng những chiến lược marketing phù hợp nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng.
Có một số phương pháp mà doanh nghiệp có thể sử dụng khi lựa chọn thị trường mục tiêu, bao gồm:
- Tập trung nguồn lực: Đẩy mạnh tài nguyên vào một phân đoạn thị trường cụ thể mà doanh nghiệp đánh giá có lợi thế.
- Lựa chọn phân khúc: Chọn lọc một số phân khúc thị trường tiềm năng phù hợp với định hướng và quy mô của doanh nghiệp.
- Thị trường mục tiêu duy nhất: Xác định một thị trường mục tiêu duy nhất và phát triển nhiều sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu của thị trường này.
- Bao phủ toàn bộ thị trường: Sử dụng chiến lược marketing không phân biệt để bao phủ toàn bộ thị trường.
3.3 Positioning (Định vị thương hiệu)
Việc định vị thương hiệu là quá trình tổng hợp các hoạt động nhằm mục đích xác định một vị trí độc đáo cho sản phẩm hoặc thương hiệu trong tâm trí của khách hàng, so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Trong giai đoạn này, nhiệm vụ của doanh nghiệp là tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm hoặc dịch vụ của mình và các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Xây dựng và phát triển thương hiệu là một quá trình dài hạn, đòi hỏi doanh nghiệp phải có tầm nhìn chiến lược và một chiến lược marketing nhận diện thương hiệu hợp lý để giúp thương hiệu tiếp cận và tạo ấn tượng trong ý thức của khách hàng.
Có ba yếu tố quan trọng có thể giúp bạn đạt được lợi thế cạnh tranh khi định vị thương hiệu:
- Định vị biểu tượng: Xây dựng niềm tin từ khách hàng thông qua những đặc điểm biểu tượng của thương hiệu.
- Định vị chức năng: Giải quyết vấn đề của khách hàng và cung cấp những lợi ích thực sự cho họ.
- Định vị trải nghiệm: Tập trung vào việc tạo kết nối cảm xúc mà khách hàng có với sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của bạn.
Định vị sản phẩm thành công nhất khi có sự kết hợp của cả ba yếu tố trên. Điều này là rất quan trọng khi thực hiện chiến lược STP Marketing cho doanh nghiệp của bạn.
4. Ví dụ thực tế của chiến lược STP trong Marketing
Dưới đây là một số ví dụ thực tế của chiến lược STP trong Marketing mà bạn có thể khảo qua như sau:
4.1. Cuộc chiến giữa Coca và Pepsi
Một ví dụ điển hình về quy trình STP (Phân đoạn, Mục tiêu, Định vị) có thể thấy trong cuộc chiến Cola giữa Coca-Cola và Pepsi-Cola những năm 1980. Coca-Cola đã thực hiện một hành động quyết liệt bằng việc cải tổ sản phẩm Coca-Cola hàng đầu và thay thế nó bằng Coke “mới”. Trong khi đó, Pepsi đã phân khúc thị trường một cách đơn giản, sử dụng tiếp cận theo thái độ và lòng trung thành, và thể hiện bằng các chiến dịch quảng cáo như thử thách hương vị Pepsi và định vị “sự lựa chọn của một thế hệ mới.
- Pepsi chỉ phân khúc thị trường thành ba phân khúc người tiêu dùng, cụ thể là:
- Người tiêu dùng có thái độ tích cực đối với nhãn hiệu Coca-Cola và trung thành 100%
- với Coca-Cola.
- Người tiêu dùng có thái độ tích cực đối với nhãn hiệu Pepsi và trung thành 100% với Pepsi.
- Người tiêu dùng có thái độ tích cực đối với Coke và Pepsi, trung thành với cả hai nhãn hiệu, nhưng đôi khi chuyển đổi mua hàng giữa hai nhãn hiệu.
Trong cuộc chiến giành thị trường thứ ba, Coca-Cola và Pepsi cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, khi Coca-Cola ra mắt New Coke, Pepsi đã thay đổi mục tiêu và nhắm vào những người trung thành với Coca-Cola trước đây. Pepsi thực hiện các quảng cáo nhắm mục tiêu giới trẻ, tạo sự kết nối với khách hàng bằng cách nhấn mạnh sự thay đổi của Coca-Cola.
Pepsi đã điều chỉnh chiến lược marketing để đối phó với sự cạnh tranh từ Coke, nhấn mạnh rõ ràng quá trình Phân khúc – Nhắm mục tiêu – Định vị (STP). Bằng cách thay đổi quan điểm về phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu mới, Pepsi đã xây dựng lại định vị thị trường và đạt được tăng thị phần.
4.2. Thương hiệu VINAMILK
VINAMILK đã phân khúc thị trường cho sữa trẻ em từ 5-14 tuổi, với nhu cầu dinh dưỡng cao trong giai đoạn phát triển. Thương hiệu này sử dụng nguồn đầu vào ổn định và chất lượng cao, và nhấn mạnh về tươi mát, thuần khiết và nguồn gốc thiên nhiên của sản phẩm. VINAMILK còn đặc biệt chú trọng đến dịch vụ chăm sóc khách hàng và hướng dẫn phụ huynh. Nhờ chiến lược STP thành công, VINAMILK đã định vị thương hiệu mình thành công trên thị trường.
Như vậy, việc xác định một chiến lược kinh doanh phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng cho doanh nghiệp và nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra. GOBRANDING hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan về chiến lược STP là gì cũng như biết cách áp dụng hiệu quả trong công việc kinh doanh thực tế của mình nhé!