Viết nội dung nhưng khách hàng không cung cấp thông tin gì!
Theo dõi GOBRANDING trênViết nội dung nhưng khách hàng không cung cấp thông tìn gì. Đó là trường hợp rất nhiều người làm content, viết bài SEO gặp phải.
Vậy làm sao để xử lý vấn đề trên một cách hiệu quả nhất? Để bạn vừa có thông tin viết bài chất lượng, doanh nghiệp vừa hưởng lợi từ nội dung?
Nội dung chính
Vì đâu mà thiếu thông tin (Lack of Information – LOI)
Có phải khi bắt tay cho dự án viết bài SEO, bạn chỉ nhận được thông tin duy nhất là danh sách từ khóa. Hoặc viết nội dung sản phẩm, dịch vụ, landing-page… thì chỉ nhận được địa chỉ website? Nhưng khi vào trang, đôi khi chẳng có gì để xem. Và thực tế thì bạn luôn muốn có được nhiều hơn thế.
Đấy là trường hợp của LOI. Người làm nội dung có thể thấy khó chịu, “không có thông tin thì lấy gì viết bài”. Lúc này, bạn hãy hiểu thêm vấn đề sau.
Hầu hết các doanh nghiệp thuê dịch vụ viết bài bên ngoài là do công ty không có nguồn nhân lực chuyên biệt. Hoặc có những cá nhân tài ăn nói để bán hàng rất giỏi, nhưng viết nên câu chữ lại rất khó khăn. Dẫn đến tình trạng website ít cập nhật nội dung đặc sắc. Vì thế, khách hàng bỏ tiền ra để thuê bạn làm nội dung với hy vọng nó thật hấp dẫn, đầy đủ hơn.
Và người chủ doanh nghiệp không gửi thông tin sản phẩm, dịch vụ như mong muốn của người viết bài. Không phải là họ không hiểu sản phẩm hay lợi thế, ưu điểm, sự khác biệt… của mình mà do chính người làm nội dung. Bạn chưa thật sự khơi gợi, hỏi đủ, hỏi đúng trọng tâm để doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện của họ.
Ngoài ra, cũng có trường hợp khách hàng chưa thật sự coi trọng vai trò của nội dung. Họ giao bạn viết bài nhằm đẩy mạnh chiến lược SEO, marketing nào đó. Nên họ không sẵn lòng gửi đến bạn nhiều thông tin đáng giá.
Khi không đủ thông tin, bạn xử lý thế nào để viết bài tốt hơn?
Không thể phủ định, nếu lượng thông tin quá ít ỏi thì nội dung bài viết khó mà đầy đủ thông tin và thuyết phục người đọc. Và càng không thể mô tả chi tiết, cuốn hút cho hàng hóa.
Tệ hơn nữa là viết nội dung mà không hiểu đúng về doanh nghiệp sẽ dẫn đến việc sai thông tin, ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp.
Với trách nhiệm của một người làm nội dung, bắt buộc bạn phải có phương án xử lý khi thông tin không đủ hoặc mập mờ.
>> Tham khảo: https://gobranding.com.vn/dich-vu-content-marketing/
Lúc này, tôi khuyên bạn hãy bắt đầu nghĩ theo chiều hướng tích cực
Hãy cho phép mình nghĩ rằng, bản thân mỗi doanh nghiệp ra đời, họ nhất định sẽ có giá trị khác biệt hoặc điểm ấn tượng nào đó. Vì ngày nay, kinh doanh online cạnh tranh rất nhiều, nếu không được mọi người yêu thích thì không tồn tại được. Và cố gắng tìm lý do khách hàng yêu thích, gắn bó với những sản phẩm, dịch vụ của họ.
Nói đến đây, có lẽ hơi ngây ngô. Nhưng bạn được phép nghĩ về những điều tuyệt vời nào đó để sáng tạo nội dung chất lượng. Nếu nội dung được đón nhận, có đóng góp tích cực cho doanh nghiệp bạn vui hơn không?
Bên cạnh đó, việc đào xới, bới tìm nhiều thông tin liên quan cũng rất cần thiết. Việc này giúp bạn có cái nhìn tổng quan, kiến thức cơ bản trong trong lĩnh vực, ngành nghề đó.
Và gửi đến khách hàng câu hỏi dạng gợi mở
Nếu bạn gửi email khách hàng với nội dung đơn giản kiểu như: Anh/chị vui lòng trả lời cho chúng tôi một số câu hỏi sau để hỗ trợ cho việc viết bài tốt hơn. Rất có thể, bạn không nhận được email hồi đáp hoặc chẳng có được lịch hẹn gặp. Họ rất bận với công việc kinh doanh, nên gửi một email có tính chất đề nghị, yêu cầu thì có thể khiến khách hàng khó chịu. Bản thân khách hàng nghĩ, đã bỏ tiền để thuê viết bài mà còn phải cung cấp thông tin nọ, thông tin kia…
Bạn hãy nói chuyện khôn khéo, có tính thuyết phục khách hàng hơn nhé.Ví dụ, Bên em có tìm hiểu vấn đề A, nhưng hơn ai hết, anh/chị là người kinh doanh A, sẽ có nhiều chia sẻ thực tế về nó. Nên mong anh/chị hỗ trợ em giải đáp một số câu hỏi để bài viết mô tả chính xác và ấn tượng nhất về doanh nghiệp của anh chị…
Hơn nữa, hãy cố gắng liệt kê những câu hỏi cần thiết cho cả một dự án viết bài. Không nên tuần này đưa ra 2 câu, tuần sau 3 câu…
Dưới đây là gợi ý những câu hỏi để bạn có thu thập nhiều thông tin chính xác, giá trị:
+ Đối tượng khách hàng là ai? (độ tuổi, giới tính, khu vực…)
+ Khách hàng tiềm năng là ai?
+ Mục tiêu, giá trị cốt lõi, lịch sử hình thành, lý do ra đời… Hoặc đã từng gặp những khó khăn nào và vượt qua bằng cách nào, rút ra kinh nghiệm gì… Đây là dạng câu hỏi giúp bạn khai thác những câu chuyện làm nên điểm khác biệt cho doanh nghiệp.
+ Sản phẩm, dịch vụ so với thị trường chung như thế nào?
+ Chính sách dành cho khách hàng
+ Đâu là sản phẩm, dịch vụ trọng tâm
+ Chính sách trả hàng, giao hàng, bán sỉ, bán lẻ… như thế nào?
+ Các chương trình khuyến mãi nào thường diễn ra.
+ Phong cách bán hàng của doanh nghiệp thế nào. Điều này giúp bạn chọn hình thức văn phong phù hợp.
+ Những điều cấm kị đối với khách hàng? Những thứ không nên đưa vào? Những thứ khuyến khích đưa vào nội dung?
+ Đâu là điểm khác biệt/ưu điểm lớn nhất của doanh nghiệp?
+ Doanh nghiệp mong muốn mang đến cho khách hàng những giá trị nào khác, ngoài những điều đã có.
…
Bạn có thể tự định hướng, bổ sung nhiều câu hỏi khác. Và tùy vào loại hình nội dung trong dự án viết bài mà gửi đến khách hàng câu hỏi phù hợp. Đừng hỏi những điều không giúp ích gì cho bài viết. Vừa mất thời gian của bạn, vừa phiền phức khách hàng. Nhiều trường hợp, bạn không nhận được câu trả lời vì lý do khách quan nào đó. Những hãy cố gắng khai thác thông tin nếu có cơ hội.
Một lưu ý quan trọng nữa, đối với khách hàng bạn từng làm nội dung thì đừng hỏi những điều cũ. Thay vào đó, hãy hỏi về những thay đổi như: Mục tiêu kinh doanh hiện tại; Có gì mới, thay đổi so với trước… Hãy cho khách hàng thấy sự chuyên nghiệp, tăng cơ hội hợp tác lâu dài. Và người viết cho dự án đó nên là người trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với khách hàng về câu hỏi. Như vậy, giá trị cảm xúc, thông tin truyền đạt mới được giữ nguyên vẹn hơn.
Xem thêm:
Làm sao để tạo ra nội dung chất lượng trên website
5 bước xây dựng nội dung cho website
GOBRANDING – Công ty SEO được đầu tư từ Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam
Nhận tư vấn
phát triển website với SEO