Chiến lược truyền thông là gì? Các bước xây dựng hiệu quả

Theo dõi GOBRANDING trên

Chiến lược truyền thông là yếu tố quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh sản phẩm, dịch vụ của mình đến với khách hàng. Vậy chiến lược truyền thông là gì? Các xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả như thế nào. Hãy cùng GOBRANDING tham khảo nội dung tại đây.

I. Chiến lược truyền thông là gì?

Chiến lược truyền thông là các hoạt động nhằm truyền tải thông tin, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ mới của doanh nghiệp chuẩn bị ra mắt thị trường nhằm xây dựng thương hiệu và đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Từ đó, thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. 

tìm hiểu Chiến lược truyền thông là gì?
Xây dựng chiến lược truyền thông như thế nào là hiệu quả?

Ví dụ về chiến lược truyền thông thành công của Ford Motor Company

Vào năm 2009, Ford Motor Company đã thực hiện một phương pháp Marketing đột phá cho chiếc Fiesta được thiết kế ở Mỹ. Thay vì đầu tư hàng chục triệu đô la vào chiến dịch quảng cáo truyền thống, Ford Motor Company đã tặng 100 chiếc xe mới cho những người có sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội.

Kết quả, trong vòng 6 tháng sau, những người nhận đã đăng hơn 60.000 bài viết về chiếc xe của Ford Motor Company. Những bài đăng này đã thu hút hàng triệu lượt click, cụ thể là 6.5 triệu lượt xem trên Youtube. Đồng thời, Ford Motor Company cũng thu được hơn 2.5 triệu người theo dõi mới trên Facebook và Twitter trong quá trình quảng cáo này diễn ra.

II. Các thành phần quan trọng của một chiến lược truyền thông

Một chiến lược truyền thông sẽ bao gồm 2 phần chính sau đây: 

  • Chiến lược nội dung: Dựa vào định vị sản phẩm và đặc điểm nổi bật, khác biệt của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ truyền tải thông điệp đến với khách hàng để nhằm mục đích thuyết phục họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Các thông điệp truyền thông này thường thông qua bao bì sản phẩm, hình ảnh, âm thanh hay thiết kế mẫu quảng cáo,… 
  • Chiến lược sử dụng phương tiện truyền thông: Sau khi có thông điệp, nội dung và mẫu quảng cáo thì việc tiếp theo là doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn phương tiện truyền thông để đảm bảo truyền tải đúng đối tượng mục tiêu, nhằm mang lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Để làm tốt điều này, doanh nghiệp cần lên kế hoạch xây dựng chiến lược truyền thông với các giai đoạn sau đây.
    • Xác định đối tượng truyền thông mục tiêu: Cần xác định ai là người mà chiến dịch truyền thông muốn nhắm đến.
    • Xây dựng mục tiêu truyền thông: Cần phải tiếp cận bao nhiêu % khán giả mục tiêu, số lần tiếp cận của khán giả đối với thương hiệu và sản phẩm là bao nhiêu để họ có thể ghi nhớ và ấn tượng về sản phẩm, thông điệp của doanh nghiệp.
    • Nghiên cứu thói quen truyền thông của khán giả mục tiêu: Cần biết họ thường đi đâu? Xem gì, nghe gì, đọc gì và trong khoảng thời gian nào? 
    • Xác định thị trường, địa điểm: Để giới thiệu và quảng cáo sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu, thời điểm để quảng cáo, tần suất quảng cáo,…
    • Theo dõi, cập nhật và đánh giá hiệu quả của các hoạt động truyền thông.

III. Tại sao phải xây dựng chiến lược truyền thông?

Việc xây dựng chiến lược truyền thông Marketing hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích sau đây:

  • Sự uy tín cao và tiết kiệm chi phí tuyển dụng nhân tài vào làm việc cho doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp sẽ dễ dàng được sự tín nhiệm và hợp tác, kết nối từ các đối thủ khác nhau.
  • Với sự tín nhiệm cao, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp dễ dàng trong việc vay vốn ngân hàng hoặc huy động vốn từ các nhà đầu tư.
  • Sự tín nhiệm cao sẽ giúp doanh nghiệp nhận được sự tôn trọng, ưu ái trong các chính sách của chính phủ. 
Tại sao phải xây dựng chiến lược truyền thông?
Tại sao phải xây dựng chiến lược truyền thông?

IV. Các hình thức chiến lược truyền thông 

Có rất nhiều hình thức truyền thông khác nhau mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đem sản phẩm, dịch vụ của mình đến gần hơn với khách hàng. 

1. Truyền thông trực tiếp

Truyền thông trực tiếp (truyền thông cá thể) là hình thức mà nhân viên trong doanh nghiệp sẽ trực tiếp gặp khách hàng, có thể tại các điểm bán hàng, trưng bày hoặc tại các trung tâm dịch vụ qua điện thoại. Với kinh nghiệm và kỹ năng của mình, nhân viên sẽ trực tiếp đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến với khách hàng thông qua lời nói hoặc kỹ năng thuyết phục.

Mặc dù là hình thức tốn nhiều thời gian và công sức hơn nhưng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận gần gũi hơn với khách hàng. Qua đó, giúp doanh nghiệp nắm bắt được mong muốn, nhu cầu và hành vi tiêu dùng của khách hàng, nhờ vậy có thể lên chiến lược truyền thông tốt hơn cho những lần sau.

Các hình thức chiến lược truyền thông
Truyền thông trực tiếp là hình thức mà nhân viên trong doanh nghiệp sẽ trực tiếp gặp khách hàng

2. Truyền thông gián tiếp

Truyền thông gián tiếp (truyền thông phi cá thể) là hình thức quảng bá bằng quảng cáo sản phẩm dịch vụ qua kênh truyền thông trung gian như: Facebook, Website, sàn TMĐT,… Ngoài ra, còn được truyền thông qua hình ảnh, âm thanh trên các phương tiện truyền thông như: Poster, áp phích, tờ rơi,…

Hình thức truyền thông gián tiếp ngày càng được sử dụng rộng rãi vì giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và thời gian hơn so với việc đến gặp trực tiếp khách hàng. Tuy nhiên, sử dụng hình thức truyền thông này thì khả năng cạnh tranh giữa các thương hiệu là rất cao. 

Điều này khiến cho doanh nghiệp phải bỏ chi phí vào đầu tư nội dung qua các phương tiện truyền hình, báo chí, Poster,… để đưa sản phẩm, thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng. Việc này đôi khi sẽ không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Các hình thức chiến lược truyền thông
Quảng cáo sản phẩm qua kênh Facebook

V. Quy trình các bước xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả

Để thương hiệu của doanh nghiệp vươn xa hơn, bạn cần nắm được các bước xây dựng chiến lược truyền thông thành công dưới đây.

1. Bước 1: Phân khúc mục tiêu chiến lược

Trước khi bắt tay vào việc xây dựng chiến lược truyền thông, doanh nghiệp cần xác định chính xác phân khúc khách hàng tiềm năng khách hàng hiện tại hay những người có quyết định mua sản phẩm của bạn. Việc xác định phân khúc khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai kế hoạch Marketing hơn. 

Doanh nghiệp cũng cần dựa vào sự khác nhau giữa các phân khúc về yếu tố nhân khẩu học, sở thích, nhu cầu, tâm lý, lối sống,… để phân biệt giữa các đối tượng khách hàng. Việc xác định khách hàng mục tiêu càng cụ thể thì thông điệp truyền thông và phương thức tiếp cận sẽ càng hiệu quả.

Xác định mục tiêu chiến lược

Mục tiêu truyền thông cũng phải được đo lường được bằng các con số để đánh giá hiệu suất khi triển khai. Bạn có thể xác định mục tiêu truyền thông bằng mô hình SMART:

  • S – Specific: Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng.
  • M – Measurable: Mục tiêu phải đo đếm được.
  • A – Attainable: Mục tiêu phải có tính khả thi.
  • R – Relevant: Mục tiêu phải phù hợp và có sự liên quan.
  • T – Time-bound: Thời gian thực thi.

2. Bước 2: Thiết lập thông điệp truyền thông

Thông điệp truyền thông là yếu tố mà nhà làm truyền thông muốn lưu lại trong tâm trí của khách hàng. Đây cũng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng, duy trì và làm thay đổi nhận thức, hành vi người tiêu dùng của khách hàng. 

Bằng cách xây dựng thông điệp truyền thông bạn có thể chọn cho mình một vị trí tác động đến tâm trí của khách hàng. Bởi có quá nhiều thông tin mà khách hàng phải tiếp cận mỗi ngày, việc xây dựng một định vị thương tốt sẽ giúp doanh nghiệp ghi dấu ấn trong tâm trí của khách hàng.

3. Bước 3: Lên kế hoạch triển khai và đo lường kết quả

Tiếp theo, doanh nghiệp cần đi sâu vào việc trả lời các câu hỏi sau đây:

  • Mục tiêu mà doanh nghiệp đến khách hàng là gì?
  • Thông điệp có đủ ấn tượng để tác động đến tâm trí khách hàng?
  • Sử dụng phương pháp truyền thống hay hiện đại mới mang lại hiệu quả?
  • Hình thức Marketing trả phí hay miễn phí?
  • Nên thực hiện chiến lược truyền thông trên mạng xã hội nào?

Sau khi xây dựng chiến lược truyền thông thì việc đánh giá hiệu quả là bước không thể thiếu. Với số liệu đã phân tích doanh nghiệp có thể đưa ra đánh giá về hiệu quả của chiến dịch truyền thông. Với những thông điệp không đạt kết quả như mong đợi, doanh nghiệp cần đưa ra phương án điều chỉnh để phù hợp hơn.

 các bước xây dựng chiến lược truyền thông
Đánh giá đo lường kết quả chiến lược truyền thông

VI. Các chiến lược truyền thông cho sản phẩm mới hiệu quả

Những chiến lược truyền thông dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra ý tưởng quảng bá sản phẩm mới của mình hiệu quả nhất.

1. Influencer Marketing

Chiến lược Influencer Marketing (người có ảnh hưởng) dựa trên việc sử dụng những người có ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ. Những người này thường là người nổi tiếng, người thường đăng tải nội dung, thông điệp liên quan đến sản phẩm hay người có số lượng người theo dõi rất lớn trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, Youtube,…

Các chiến lược truyền thông hiệu quả
Người tiêu dùng thường tin tưởng Influencers hơn so với quảng cáo thông thường

2. Marketing nội dung 

Tiếp thị nội dung là một trong những chiến lược truyền thông ra mắt sản phẩm trên nền tảng kỹ thuật số vô cùng quan trọng. Đây là phương thức tập trung vào sản xuất nội dung chất lượng, hấp dẫn và hướng nó đến với khách hàng tiềm năng. Nội dung có thể là bài viết, hình ảnh hay video. Khi khách hàng quan tâm và tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm, họ sẽ thấy nội dung mà bạn đã sản xuất. 

3. Quảng cáo trên các nền tảng số 

Sử dụng quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến như: Google Ads, Facebook, Instagram, YouTube, TikTok,… để tăng khả năng tiếp cận và nhận diện thương hiệu của sản phẩm. Những quảng cáo này có thể ở dạng hình ảnh, Video, Banner hoặc bài quảng cáo tùy sự lựa chọn của doanh nghiệp.

4. Livestream sản phẩm 

Sử dụng phương thức trực tiếp trên mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm mới, tạo sự tương tác trực tiếp với khách hàng và trả lời các câu hỏi từ họ. Tuy nhiên khi áp dụng chiến lược này đòi hỏi bạn phải có một số kỹ năng giao tiếp và khả năng nói lưu loát.

Livestream sản phẩm là một trong những chiến lược truyền thông
Livestream sản phẩm là một trong những chiến lược truyền thông sản phẩm mới hiệu quả hiện nay

5. Chatbot trên trang Web 

Ngày nay, Chatbot được tích hợp trên trang Web của bạn để tư vấn cho khách hàng về sản phẩm mới, giúp tăng cường trải nghiệm của khách hàng và tạo sự tiện lợi.

6. Sử dụng công nghệ thực tế ảo (AR) hoặc thực tế tăng cường (VR) 

Tận dụng công nghệ AR/VR để tạo ra trải nghiệm tương tác độc đáo cho khách hàng, cho phép họ trải nghiệm và khám phá sản phẩm của bạn một cách sống động và ấn tượng trên một môi trường ảo.

VII. Các doanh nghiệp có chiến lược truyền thông nổi bật

Một số chiến lược truyền thông nổi bật và mang lại hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

1. Chiến lược truyền thông của Shopee

Điều gì đã giúp Shopee thống trị thị trường Việt Nam? Shopee đưa ra chiến lược truyền thông tập trung vào trải nghiệm mua sắm trực tuyến, định vị thương hiệu và khuyến khích người dùng sử dụng ứng dụng Shopee.

Influencer Marketing là một ví dụ điển hình cho chiến lược truyền thông của Shopee tại Việt Nam. Shopee đã khôn khéo trong việc lựa chọn người đại diện có tầm ảnh hưởng lớn để quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình. Sơn Tùng MTP, Ronaldo hay Blackpink đều là những người sở hữu lượng fan khủng và trung thành.

Tận dụng ưu thế về hình ảnh thương hiệu, Shopee đã kết hợp với rất nhiều Influencers để tạo ra những chiến dịch Sale thành công. 

 Chiến lược truyền thông của Shopee
Shopee đưa ra chiến lược truyền thông tập trung vào trải nghiệm mua sắm trực tuyến

2. Chiến lược truyền thông của Vinamilk

Vinamilk đã triển khai một số chiến lược truyền thông quan trọng để tạo dựng và duy trì vị thế của họ trên thị trường. Các chiến lược này bao gồm:

  • Tập trung truyền thông vào chất lượng sản phẩm: Vinamilk đã xây dựng và thúc đẩy hình ảnh sản phẩm chất lượng cao, tập trung vào việc cung cấp sữa và các sản phẩm từ sữa an toàn và đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng.
  • Sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại: Vinamilk đã thực hiện các phương tiện truyền thông hiện đại thông qua: truyền hình, báo chí, mạng xã hội và quảng cáo trực tuyến để tiếp cận khách hàng cũng như lan tỏa thông điệp thương hiệu của họ.
  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ: Vinamilk đã xây dựng một hình ảnh thương hiệu đáng tin cậy bằng việc đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và cam kết với chất lượng và sự đổi mới.
  • Tăng cường quan hệ với khách hàng: Vinamilk đã tích cực xây dựng và tăng cường quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước bằng việc lắng nghe ý kiến của khách hàng, cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng và tạo ra các chương trình khuyến mãi, sự kiện để tương tác với khách hàng.

Từ những điều này đã giúp Vinamilk giữ vững bản lĩnh cạnh tranh và niềm tin từ khách hàng, góp phần tạo nên thành công và vị thế của họ trên thị trường.

3. Chiến lược truyền thông của Vingroup

Vingroup đã thực hiện những chiến lược quan trọng để khẳng định vị trí của mình trong tâm trí khách hàng. Các chiến lược này không chỉ dừng lại ở các hoạt động truyền thông đa kênh mà còn tập trung vào:

  • Tập trung vào thương hiệu và xây dựng câu chuyện truyền cảm hứng: Vingroup tập trung vào xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh mẽ, đồng thời xây dựng một câu chuyện truyền cảm hứng xoay quanh ông Phạm Nhật Vượng – người đứng đầu, nhằm khẳng định uy tín của tập đoàn.
  • Tăng cường quan hệ với khách hàng và cộng đồng: Vingroup đã đặt sự tương tác, quan hệ với khách hàng và cộng đồng lên hàng đầu. Qua việc lắng nghe ý kiến của khách hàng, đáp ứng nhu cầu và đóng góp cho cộng đồng, Vingroup tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ và gắn kết với khách hàng và cộng đồng.
  • Chiến lược truyền thông nội bộ: Vingroup luôn chú trọng đến việc xây dựng chiến lược truyền thông nội bộ, nhằm truyền tải những giá trị chất lượng và cốt lõi phát triển của tập đoàn đến khách hàng. 

Những chiến lược này đã giúp Vingroup truyền tải những giá trị và tạo dựng niềm tin trong lòng khách hàng cũng như củng cố vị thế của họ trên thị trường.

Những thông tin về chiến lược truyền thông trên đây đã giúp bạn có kế hoạch cho dự án của mình. Xem thêm nhiều kiến thức hơn về truyền thông, quảng cáo Marketing trên Website của GOBRANDING nhé!

Ngoài ra, chiến lược truyền thông và SEO có thể hoạt động cùng nhau để cải thiện hiệu suất trang web và tạo ra sự nhận diện tốt hơn cho thương hiệu khách hàng trên mạng. >> Tìm hiểu ngay dịch vụ nhận seo từ khóa thật để nâng cao hiệu quả kinh doanh Online.

4.0 / 5 - (97 bình chọn)
profile profile hotline