CPM (Cost Per Mile) là gì? Sự khác biệt giữa CPM, CPC và CPA

Theo dõi GOBRANDING trên

Trong quảng cáo trực tuyến, CPM (Cost Per Mile) là một trong những phương pháp quảng cáo phổ biến nhất mạng Internet. CPM giúp đo lường hiệu quả chiến dịch thông qua mỗi nghìn lượt hiển thị quảng cáo trên Internet. Trong bài viết này, hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu chi tiết CPM là gì? Sự khác biệt CPM, CPC và CPA trong quảng cáo.

I. CPM là gì?

CPM (viết tắt của Cost Per Mile) là chi phí trên mỗi nghìn hiển thị trong quảng cáo.

Cost Per Mile là hình thức phổ biến để đo lường hiệu quả quảng cáo trực tuyến, đo lường chi phí mà Nhà quảng cáo phải trả cho mỗi nghìn lượt hiển thị trên màn hình của người dùng. CPM được tính dựa trên số lần quảng cáo được hiển thị, không phụ thuộc vào việc người dùng thực hiện hành động gì sau khi xem quảng cáo. Điều này giúp cho các Nhà quảng cáo đánh giá được chi phí hiệu quả khi muốn tiếp cận một lượng lớn người dùng trên Internet.

II. Sự khác biệt giữa CPM, CPC và CPA trong quảng cáo

Trong quảng cáo, bạn có thể sẽ bị nhầm lẫn 3 hình thức CPM, CPCCPA. Do đó, GOBRANDING sẽ giúp bạn phân biệt và chọn được phương thức quảng cáo phù hợp nhất cho mục tiêu kinh doanh thông qua bảng so sánh bên dưới:

Điểm khác biệt CPM CPC CPA
Định nghĩa CPM (Cost Per Mile) là chi phí mà một Nhà quảng cáo phải trả cho mỗi nghìn lượt hiển thị quảng cáo trên màn hình của người dùng. CPC (Cost Per Click) là chi phí mà một Nhà quảng cáo phải trả cho mỗi lượt click vào quảng cáo từ người dùng. CPA (Cost Per Action) là chi phí mà Nhà quảng cáo phải trả khi một hành động cụ thể được thực hiện sau khi người dùng xem quảng cáo như mua sản phẩm, đăng ký dịch vụ hoặc bất kỳ hành động chuyển đổi nào.
Cách tính CPM=Số lượt hiển thị quảng cáo/1000*Chi phí quảng cáo. CPC=Chi phí quảng cáo/Số lượt nhấp chuột. CPA=Chi phí quảng cáo/Số lần hành động mục tiêu.
Phù hợp CPM thường được sử dụng cho các chiến dịch quảng cáo nhằm tăng cường nhận thức thương hiệu và tiếp cận lượng lớn người dùng trên Internet. CPC thường được sử dụng cho các chiến dịch quảng cáo mục tiêu vào việc tạo ra lượng lưu lượng truy cập và chuyển đổi trực tiếp. CPA thường được sử dụng cho các chiến dịch quảng cáo mục tiêu vào việc tạo ra chuyển đổi và doanh số bán hàng.

III. Ưu và nhược điểm của hình thức quảng cáo CPM

Mỗi hình thức quảng cáo đều có ưu và nhược điểm riêng, và CPM không phải là ngoại lệ. Dưới đây là các ưu và nhược điểm của quảng cáo Cost Per Mile mà các Nhà quảng cáo cần xem xét trước khi quyết định áp dụng phương thức này vào chiến lược tiếp thị của mình:

1. Ưu điểm

  • Đơn giản và hiệu quả nhanh chóng, cho phép Nhà quảng cáo biết được mức chi phí cố định cho mỗi lượt hiển thị quảng cáo.
  • Tối ưu chi phí, phù hợp với các doanh nghiệp mới, đang trong quá trình xây dựng nhận diện thương hiệu.
  • Dễ dàng tiếp cận đối tượng mục tiêu, cung cấp doanh thu thu động từ hoạt động này.

2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, CPM trong quảng cáo vẫn có những nhược điểm riêng chính ra quảng cáo của bạn có thể không được nhiều người dùng tương tác. Bạn có thể trả một số tiền lớn cho chiến dịch quảng cáo của mình nhưng quảng cáo vẫn không có nhiều tương tác từ đối tượng mục tiêu.

IV. Bí quyết tối ưu CPM trong chiến dịch quảng cáo

Sau khi biết ưu và nhược điểm của CPM trong quảng cáo, bạn cần biết đến bí quyết tối ưu CPM trong chiến dịch quảng cáo một cách hiệu quả:

  • Xác định mục tiêu quảng cáo rõ ràng: Nhà quảng cáo cần xác định mục tiêu của chiến dịch quảng cáo rõ ràng nhằm chọn được hình thức quảng cáo và chiến lược đúng đắn.
  • Xác định chính xác đối tượng mục tiêu: Quảng cáo nào cũng cần xác định đối tượng mục tiêu nhắm tới cho sản phẩm, nội dung thông điệp để tối ưu chi phí, mang đến hiệu quả cao cho tổng thể chiến dịch.
  • Lựa chọn thời điểm quảng cáo thích hợp: Mỗi nhóm đối tượng sẽ có thời gian hoạt động khác nhau. Do đó, bạn cần nghiên cứu, phân tích thời gian quảng cáo tiếp cận đối tượng đúng lúc và phù hợp.
  • Mở rộng nền tảng quảng cáo: Quảng cáo có thể thực hiện trên nhiều nền tảng khác nhau như Google Adwords, Google Display, Ads Network. Nhà quảng cáo cần nghiên cứu, phân tích cặn kẽ từng nền tảng nhằm chọn ra nền tảng quảng cáo phù hợp.
  • Tối ưu nội dung quảng cáo: Bất kỳ quảng cáo nào cũng cần đảm bảo chất lượng nội dung chất lượng, thu hút người đọc nhằm tăng khả năng hấp dẫn công chúng và tối ưu chỉ số CPM.
  • Hiểu rõ cách hoạt động của nền tảng quảng cáo: Ngoài thấu hiểu được đối tượng mục tiêu, bạn cũng cần hiểu cách hoạt động của nền tảng quảng cáo nhằm triển khai chiến dịch phù hợp và tuân thủ với quy tắc của từng nền tảng.

V. Kết luận

Tóm lại, CPM là chi phí tính trên mỗi nghìn lượt hiển thị trên màn hình của người dùng. Loại hình quảng cáo này phù hợp với mục tiêu tăng nhận diện thương hiệu và không phụ thuộc vào hành động của người dùng sau khi xem quảng cáo. Để tối ưu CPM trong quảng cáo hiệu quả, bạn cần xác định mục tiêu, đối tượng, thời điểm phù hợp, mở rộng nền tảng quảng cáo, tối ưu hóa nội dung và hiểu rõ cách hoạt động của từng nền tảng giúp bạn triển khai chiến dịch một cách hiệu quả. Với bài viết này, GOBRANDING hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về Cost Per Mile và có thể triển khai chiến dịch quảng cáo một cách hiệu quả trên các nền tảng.

4.0 / 5 - (95 bình chọn)
profile profile hotline