CPE là gì? Cách tính Cost Per Engagement trong quảng cáo

Theo dõi GOBRANDING trên

CPE là viết tắt của cụm từ “Cost Per Engagement”, là một trong những chỉ số quan trọng để đo lường hiệu quả của các hoạt động quảng cáo tiếp thị. Chỉ số này đánh giá bằng chi phí trên mỗi lượt tương tác của người tiếp cận nội dung quảng cáo trong chiến dịch. Từ những con số này, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả của hoạt động quảng cáo và đưa ra ngân sách và phương hướng tiếp thị phù hợp. Cùng tìm hiểu về CPE là gì cùng GOBRANDING qua bài viết dưới đây.

1. CPE là gì

Chỉ số CPE (viết tắt của cụm từ Cost Per Engagement) là chi phí cho mỗi tương tác. 

Tương tác ở đây có thể hiểu là mọi hành vi tác động lên quảng cáo, không phân biệt đó là tích cực hay tiêu cực như click vào liên kết, tương tác với bài đăng, xem video. Trong một số trường hợp, tương tác có thể được xác định bởi các hành động như bày tỏ cảm xúc: like/dislike/haha,… bình luận, chia sẻ, đăng ký, bấm nút tạm dừng, bấm vào link dưới quảng cáo, bấm vào xem trang.

Chỉ số CPE đóng vai trò quan trọng để đánh giá hiệu suất của chiến dịch quảng cáo, vì nó giúp các nhà quảng cáo đo lường chi phí cụ thể cho mỗi hành động mà họ muốn người dùng thực hiện. Từ đó, họ có thêm nhiều dữ liệu để phân tích hiệu quả chiến dịch quảng cáo, chi phí ngân sách tối ưu và đưa ra các quyết định để đạt được mục tiêu kinh doanh.

2. Điểm khác biệt giữa CPE và CPC

CPE và CPC là 2 chỉ số đo lường trong hoạt động quảng cáo trực tuyến mà hiện rất nhiều người nhầm lẫn. Đây là hai chỉ số quan trọng và các doanh nghiệp nên sử dụng cả hai để có cái nhìn toàn diện hơn về hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo.

Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp sẽ sử dụng chỉ số CPC để đo lường hiệu quả vì đây là chỉ số thường gặp nhất là quảng cáo trên công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo, Cốc Cốc). Từ đó tạo ra một thói quen trong đo lường quảng cáo là dùng chỉ số CPC.

phân biệt cpe và cpc
Phân biệt CPE và CPC.

Điểm chung của hai chỉ số quảng cáo này là nó chỉ tính phí khi người xem nhấp chuột vào. Nhưng điểm khác biệt là CPC là một chỉ số quảng cáo mà nhà quảng cáo trả tiền cho mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo. Người tiêu dùng chỉ cần thực hiện hành động là nhấp chuột vào quảng cáo thì nhà quảng cáo bị tính phí. Xem thông tin chi tiết hơn về chỉ số CPC.

Trong khi đó, CPE là chỉ số quảng cáo mà nhà quảng cáo trả tiền cho mỗi lượt tương tác hoặc tham gia từ phía người dùng với quảng cáo. Người tiêu dùng có thể thực hiện nhiều hành động tương tác khác nhau, bao gồm: like, share, bình luận, hoặc xem video.

So với CPC thì CPE thể hiện mức độ quan tâm của khách hàng rõ ràng và chi tiết hơn. Bởi vì người dùng không chỉ nhấp vào xem mà còn có sự tương tác đối với quảng cáo. Từ đó, giúp nhà làm quảng cáo nhận diện được đối tượng đang nhận được thông điệp quảng cáo là ai, họ là đối tượng mục tiêu của quảng cáo hay không và họ thích nội dung như thế nào. Sau đó là có các hoạt động triển khai quảng cáo thích hợp để đạt được mục tiêu kinh doanh.

3. Ưu điểm và nhược điểm của Cost Per Engagement

Sau khi đã tìm hiểu về định nghĩa, mục đích đo lường của CPE và phân biệt CPC với CPE, hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu ưu và nhược điểm của chỉ số này ngay dưới đây:

3.1. Ưu điểm

Chỉ số CPE giúp nhà quảng cáo biết đối tượng nào đang xem được quảng cáo và quan tâm tới sản phẩm/dịch vụ của mình. Bởi vì nhà quảng cáo chỉ phải trả tiền cho những lượt tương tác như like/share/ bình luận….

CPE cho phép nhà quảng cáo đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo dựa trên mức độ tương tác với thông điệp quảng cáo. Điều này cung cấp cái nhìn sâu hơn về cách mà quảng cáo tương tác với đối tượng mục tiêu. Từ đó giúp nhà quảng cáo biết triển khai thông điệp nào thu hút người tương tác và cách triển khai hấp dẫn, sáng tạo, đem kết quả tốt hơn.

Bằng cách theo dõi và đánh giá chỉ số CPE, nhà quảng cáo có thể hiểu rõ các yếu tố khác nhau trong chiến dịch (như hình ảnh, tiêu đề, đối tượng mục tiêu) ảnh hưởng đến hiệu suất tương tác. Điều này giúp tối ưu hóa chiến dịch để đạt được kết quả tốt nhất.

3.2. Nhược điểm

Trong một số trường hợp, việc thu hút tương tác từ phía người dùng đòi hỏi chi phí cho quảng cáo cao hơn so với việc chỉ thu hút lượt nhấp chuột. Điều này có thể làm tăng chi phí tổng thể của chiến dịch nhưng khó đo lường lượt tương tác ảo hoặc nhấp nhầm của người tiếp cận. Ngoài ra một số hành động có thể được tính như tương tác nhưng không cung cấp giá trị thực sự cho nhà quảng cáo như bấm vào liên kết nhưng không hoàn thành mua hàng; click không có ý định mua sắm; để lại những bình luận tiêu cực;….

CPE có thể không phản ánh đầy đủ mức độ hiệu suất của chiến dịch quảng cáo, đặc biệt là khi mục tiêu của chiến dịch không phải là tạo ra sự tương tác mà là những kết quả khác như doanh số bán hàng hoặc chuyển đổi. Trong những trường hợp này, các chỉ số khác như ROI (Return on Investment) có thể cần được sử dụng để đánh giá hiệu suất.

>> Tìm hiểu thêm cách tính ROI trong Marketing.

Ngoài ra, chỉ số CPE không tính toán được mức độ nhận diện thương hiệu và có thể dễ bị gian lận bằng cách tăng cường số lượng tương tác mà không tăng cường giá trị thực sự của quảng cáo.

Vậy nên dù CPE là một công cụ đo lường phổ biến và hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo trực tuyến, nhưng cần kết hợp với các chỉ số khác để có cái nhìn toàn diện và chính xác về hiệu quả của chiến dịch.

4. Cách tính CPE nhanh

Sau khi biết được ưu điểm của chỉ số CPE trong quảng cáo, hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu cách tính chỉ số này thông qua hình bên dưới.

công thức tính cpe nhanh
Công thức tính CPE nhanh.

Trong đó:

  • Chi phí quảng cáo: là tổng chi phí mà bạn phải trả để thực hiện chiến dịch quảng cáo.
  • Tổng tương tác đo được: là tổng số lượt mà người dùng tương tác với nội dung quảng cáo (ví dụ: nhấn vào liên kết, Like, Comment, chia sẻ, và những hành động tương tự).

5. Lĩnh vực nào cần quảng cáo Cost Per Engagement

Chỉ số CPE thường được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo trực tuyến khi mục tiêu chính của nhà quảng cáo là tạo ra sự tương tác hoặc tham gia từ phía người tiêu dùng. Một số trường hợp thường dùng chỉ số CPE để đo lường hiệu quả:

  • Quảng cáo trên mạng xã hội: Khi quảng cáo trên các nền tảng như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, nhà quảng cáo có thể sử dụng CPE để đo lường chi phí cho mỗi lượt tương tác như like, bình luận, chia sẻ hoặc nhấn vào liên kết.
  • Chiến dịch video quảng cáo: Trong trường hợp chiến dịch quảng cáo tập trung vào video, nhà quảng cáo có thể muốn đo lường chi phí cho mỗi lượt xem hoặc tương tác video, bao gồm việc thả cảm xúc, bình luận hoặc chia sẻ.
  • Tăng tương tác cho quảng cáo: Khi mục tiêu của chiến dịch quảng cáo là tạo ra sự tương tác tích cực từ phía người dùng, như lập hồ sơ, tham gia sự kiện, đăng ký dịch vụ, tham gia trò chơi/cuộc thi, thăm dò ý kiến,… thường sử dụng CPE để đo lường hiệu quả của chiến dịch.

Chỉ số CPE thường được sử dụng trong các tình huống mà nhà quảng cáo muốn đo lường và tối ưu hóa chi phí cho mỗi hành động tương tác mà họ mong đợi từ phía đối tượng mục tiêu.

6. Kết luận

CPE (Cost Per Engagement) là chỉ số đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo trực tuyến bằng cách tính chi phí của mỗi lượt tương tác của người dùng. Với công thức tính đơn giản, dễ hiểu CPE sẽ là công cụ đắc lực để giúp các nhà quảng cáo tối ưu hóa hiệu quả trong công việc. GOBRANDING hy vọng bạn sẽ có những kiến thức bổ ích về Marketing thông qua bài viết trên.

4.0 / 5 - (95 bình chọn)
profile profile hotline