Ma trận Ansoff (Ansoff Matrix) là gì? Cơ hội và thách thức của 4 chiến lược

Theo dõi GOBRANDING trên

Ma trận Ansoff là một công cụ giúp doanh nghiệp phân tích thị trường một cách chính xác nhằm thực hiện kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Mô hình Ansoff gồm có 4 chiến lược cốt lõi, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác giữa mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm. Trong bài viết này, GOBRANDING sẽ giải thích 4 chiến lược của ma trận Ansoff (Ansoff Matrix) là gì và cách ứng dụng mô hình này vào doanh nghiệp.

I. Ma trận Ansoff (Ansoff Matrix) là gì?

Ma trận Ansoff (Ansoff Matrix) là một mô hình chiến lược gồm 4 ô chiến lược: thâm nhập thị trường (Market Penetration), phát triển thị trường (Market Development), phát triển sản phẩm (Product Development) và đa dạng hóa (Diversification).

Cả 4 chiến lược này đều hướng tới mục tiêu chung là thúc đẩy sự tăng trưởng bằng cách tập trung vào hai yếu tố cốt lõi là sản phẩm và thị trường. Dựa vào mô hình Ansoff, doanh nghiệp có thể lựa chọn tiếp tục phát triển sản phẩm đang có ở hiện tại hoặc mở rộng thêm thị trường mới. Bên cạnh đó, công ty có thể lập kế hoạch sáng tạo hoặc đa dạng hóa các dòng sản phẩm mới nhằm mục đích tiếp cận khách hàng và tăng cơ hội cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.

II. 4 chiến lược kinh doanh của ma trận Ansoff

chiến lược ma trận ansoff

Ma trận Ansoff (Ansoff Matrix) là gì? Cơ hội và thách thức của 4 chiến lược

Bên cạnh việc hiểu được ma trận Ansoff là gì, doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ cách áp dụng mô hình này vào kế hoạch kinh doanh bao gồm đẩy mạnh các sản phẩm hiện có, tìm kiếm thị trường mới, sáng tạo thêm các dòng sản phẩm mới và đa dạng hóa chúng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi chiến lược đều mang lợi ích và thách thức riêng. Hãy cùng phân tích 4 chiến lược của mô hình Ansoff nhằm giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác cho kế hoạch kinh doanh cấp công ty hiệu quả.

1. Thâm nhập thị trường (Market Penetration)

Thâm nhập thị trường là chiến lược mà các công ty sẽ tập trung vào khách hàng dựa vào hiệu suất phát triển ở thị trường hiện tại. Để triển khai chiến lược này, doanh nghiệp cần kết hợp áp dụng ma trận Ansoff với chiến lược 4P trong Marketing để tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm đã sản xuất. Ngoài ra, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng là nhiệm vụ cần thiết nhằm giúp doanh nghiệp quản lý lượng khách hàng trung thành một cách tối ưu nhất.

Ưu điểm:

  • Tận dụng tối đa nguồn tài nguyên hiện có của doanh nghiệp như sản phẩm, thị trường, và khách hàng.
  • Mang lại lợi nhuận nhanh chóng.
  • Giảm chi phí cho quảng cáo sản phẩm và nghiên cứu thị trường.
  • Tăng giá trị vòng đời sử dụng sản phẩm của khách hàng.

Thách thức:

  • Mức độ cạnh tranh cao do sự mở rộng thị phần của các đối thủ.
  • Có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận do các chương trình giảm giá.
  • Hạn chế khả năng sáng tạo các sản phẩm mới.
  • Khó khăn khi thị phần đạt đến giới hạn và không thể tiếp tục mở rộng.

2. Phát triển thị trường (Market Development)

Phát triển thị trường (Market Development) trong ma trận Ansoff là chiến lược mở rộng thị trường của doanh nghiệp bằng cách quảng bá các sản phẩm hiện tại đến khách hàng mới. Đây là cơ hội để công ty tiếp cận với nguồn khách hàng mới thông qua các vị trí địa lý trên toàn cầu.

Một hình thức phổ biến của chiến lược Market Development là xuất khẩu hàng hóa nội địa sang thị trường quốc tế. Tuy nhiên, trước khi quyết định áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp cần phải thận trọng trong việc nghiên cứu thị trường mới, đặc biệt là nắm bắt chính xác nhu cầu của tập khách hàng trong thị trường đó, sau đó tiến hành chiến dịch tăng hiệu suất nhận biết thương hiệu bằng các quy trình quản lý dự án Marketing của công ty.

Ưu điểm:

  • Mở rộng phạm vi phát triển kinh doanh.
  • Nâng cao cơ hội tăng trưởng cho chiến dịch quảng bá sản phẩm.
  • Xác suất tăng doanh thu bán hàng cao.
  • Thu thập thêm khách hàng mục tiêu ở thị trường mới.

Thách thức:

  • Cạnh tranh với các đối thủ mới.
  • Tốn nhiều chi phí để đầu tư nghiên cứu thị trường mới.
  • Khó khăn trong thủ tục và quy định pháp lý.
  • Rủi ro thất bại cao khi phân tích sai thị trường mở rộng.

3. Phát triển sản phẩm (Product Development)

Ngược lại với chiến lược phát triển thị trường, chiến lược Product Development của ma trận Ansoff lại tập trung vào phát triển các sản phẩm mới để thu hút khách hàng ở thị trường hiện tại. Doanh nghiệp sẽ phát triển sản phẩm bằng cách nâng cấp, tối ưu hóa lại chức năng của các sản phẩm hiện có hoặc sáng tạo thêm những dòng sản phẩm mới nhằm mang lại hiệu suất tốt hơn cho khách hàng. Ngoài ra, chiến lược này góp phần thúc đẩy khả năng sáng tạo cho đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp và nâng cao giá trị sản phẩm của công ty một cách bền vững.

Ưu điểm:

  • Tăng lựa chọn cho nhu cầu của khách hàng hiện tại.
  • Nâng cao giá trị sản phẩm của doanh nghiệp đối với khách hàng.
  • Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
  • Tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp.

Thách thức: 

  • Tốn nhiều nguồn lực và thời gian vào việc phát triển các sản phẩm mới.
  • Rủi ro khách hàng không chấp nhận sản phẩm mới.
  • Mức độ cạnh tranh cao với các đối thủ.
  • Phát sinh chi phí đầu tư vào quy trình cải tiến các sản phẩm mới.

4. Đa dạng hóa (Diversification)

Đa dạng hóa (Diversification) là chiến lược đánh hoàn toàn vào sản phẩm lẫn thị trường mới. Đây là nước đi có rủi ro cao nhất trong cả 4 chiến lược của ma trận Ansoff vì lúc này công ty đang triển khai đưa các sản phẩm hiện tại sang một thị trường mới cùng với tập khách hàng chưa từng biết đến sản phẩm của họ.

Bên cạnh đó, công ty cũng có thể chọn đầu tư vào những sản phẩm hoàn toàn khác biệt với lĩnh vực đang làm (Unrelated Diversification) nhằm mở rộng hoạt động đa lĩnh vực và tạo lợi thế cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh này có thể là thách thức đối với doanh nghiệp trong trường hợp thiếu kiến thức về thị trường mới và thiết lập mối quan hệ thân thiết với khách hàng so với ba chiến lược còn lại. Ngược lại, nếu triển khai thành công thì đây sẽ là bước ngoặt lớn giúp doanh nghiệp mở rộng được thị phần và tăng trưởng doanh thu từ đa dạng nguồn sản phẩm khác nhau.

Ưu điểm:

  • Không cần chỉ tập trung vào một thị trường hoặc sản phẩm nhất định.
  • Tăng doanh thu từ nhiều nguồn sản phẩm đa dạng.
  • Cơ hội mở rộng thị phần và thu hút thêm khách hàng mới.
  • Tránh rủi ro do các biến động trong thị trường hiện tại.

Thách thức:

  • Khó khăn trong việc quản lý đa dạng hoạt động kinh doanh.
  • Tốn chi phí đầu tư vào sản xuất các sản phẩm mới và mở rộng thị trường.
  • Rào cản pháp lý do hoạt động kinh doanh tại thị trường mới.
  • Mức độ cạnh tranh cao.

III. Ma trận Ansoff được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?

Sau khi phân tích cả 4 chiến lược trong ma trận Ansoff, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng mô hình này để hỗ trợ thực hiện các kế hoạch mở rộng thị phần và phát triển sản phẩm trong nhiều ngành khác nhau. Hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu cách ứng dụng mô hình Ansoff của 3 ngành phổ biến gồm thực phẩm và đồ uống, công nghệ và dịch vụ.

lĩnh vực ma trận ansoff
3 lĩnh vực phổ biến trong ma trận Ansoff

1. Ngành thực phẩm và đồ uống

Ngành thực phẩm và đồ uống là ngành phổ biến trong việc ứng dụng ma trận Ansoff. Các công ty trong ngành này thường sẽ tập trung vào mở rộng thương hiệu bằng cách thâm nhập vào các thị trường mới hoặc phát triển sản phẩm để đáp ứng đa dạng nhu cầu thay đổi của khách hàng. Chiến lược này bao gồm sáng tạo các dòng sản phẩm mới bằng các công thức cải tiến, hương vị hoặc triển khai kế hoạch tăng nhận diện thương hiệu nhằm giúp các công ty giữ vững được vị trí của mình trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt của ngành thực phẩm và đồ uống hiện nay.

Ví dụ: Coca-Cola là một thương hiệu đã thành công trong thị trường đồ uống trong hơn một thập kỷ qua. Ma trận Ansoff của Coca-Cola được triển khai như sau:

  • Thâm nhập thị trường: Coca-Cola thâm nhập thị trường bằng cách triển khai đánh mạnh vào các sản phẩm đã sản xuất trên thị trường thông qua thực hiện chiến dịch quảng cáo và truyền thông mạnh mẽ nhằm hướng đến tiếp cận nhu cầu tiêu thụ đồ uống thương mại của khách hàng.
  • Phát triển thị trường: Sau khi thâm nhập thị trường thành công, công ty đã quyết định tiếp tục mở rộng thị trường bằng cách xuất khẩu sản phẩm đến 200 quốc gia trên khắp thế giới. Mục tiêu chính của chiến lược này là tiếp cận phân khúc khách hàng mới và lan rộng tầm ảnh hưởng ra thị trường toàn cầu.
  • Phát triển sản phẩm: Coca-Cola không chỉ tập trung sản xuất nước giải khát có ga mà họ cũng đã phát triển thêm các dòng sản phẩm mới như đồ uống không đường, nước trái cây và các loại thức uống khác có lợi cho sức khỏe. Hướng phát triển này vừa giúp doanh nghiệp thích nghi với xu hướng trên thị trường, vừa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.
  • Đa dạng hóa: Ngoài việc sáng tạo ra các sản phẩm mới để thích nghi với xu hướng, mục tiêu chính của công ty là tận dụng tối đa sức ảnh hưởng của thương hiệu để mang lại giá trị cho người dùng. Hơn nữa, chiến dịch đa dạng hóa sản phẩm còn mang lại cơ hội tăng thu nhập cho doanh nghiệp mà không cần phụ thuộc cố định vào một sản phẩm hoặc thị trường cụ thể.

2. Ngành công nghệ 

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ áp dụng chiến lược của mô hình Ansoff để xác định kế hoạch phát triển ở hiện tại và cho cả xu hướng trong tương lai. Các công ty công nghệ tập trung vào tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, nâng cấp các phiên bản hiện tại của sản phẩm với nhiều tính năng cải tiến và sáng tạo thêm các dòng sản phẩm công nghệ mới dựa vào nhu cầu sử dụng và sự thịnh hành của ứng dụng công nghệ hiện nay. Ngoài ra, lĩnh vực công nghệ thông tin được các chuyên gia kinh tế đánh giá là ngành có khả năng tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai. Do đó, việc các tập đoàn công nghệ lớn như Apple hoặc Samsung luôn không ngừng nỗ lực gia tăng doanh số bán hàng bền vững bằng cách ứng dụng ma trận Ansoff vào chiến lược kinh doanh của họ.

3. Ngành dịch vụ

Ngành dịch vụ cũng là lĩnh vực phổ biến trong việc ứng dụng chiến lược Ansoff Matrix để xây dựng mối liên hệ bền vững với khách hàng và tăng hiệu quả cạnh tranh so với các đối thủ đi cùng phân khúc trong lĩnh vực này.

Ví dụ: Ngành dịch vụ F&B phổ biến trong việc luôn cải thiện chất lượng sản phẩm và lượng dịch vụ theo phản hồi của khách hàng nhằm nâng tầm giá trị thương hiệu trong lòng khách hàng. Ngoài ra, các cửa hàng F&B cũng thường xuyên áp dụng các chính sách ưu đãi hoặc chương trình giảm giá cho khách hàng thân thiết.

Các công ty dịch vụ còn thực hiện chiến lược phát triển thị trường có thể bao gồm tìm kiếm thị trường tiềm năng hoặc đề xuất các dịch vụ mới dựa trên những nhu cầu đặc biệt của khách hàng tại thị trường đó.

IV. Kết luận

Qua bài viết này, có thể thấy cả 4 chiến lược trong ma trận Ansoff đều đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển doanh nghiệp thông qua đầu tư vào sản phẩm và phân tích thị trường tiềm năng. Các chiến lược thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm và đa dạng hóa đều thúc đẩy doanh nghiệp đưa ra các kế hoạch kinh doanh một cách linh hoạt nhằm giúp doanh nghiệp vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, vừa giảm rủi ro về môi trường thay đổi.

Để kế hoạch mở rộng sản phẩm và thâm nhập vào các thị trường mới có hiệu quả, việc đầu tiên là phải đẩy mạnh chiến dịch tăng nhận diện thương hiệu theo hình thức Online lẫn Offline. Dịch vụ SEO tổng thể của GOBRANDING sẽ là giải pháp giúp website thương hiệu của bạn tăng độ nhận diện trên công cụ tìm kiếm và tiếp cận khách hàng trên thị trường một cách nhanh chóng.

TĂNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH NGAY HÔM NAY!

Nhận tư vấn
phát triển website với SEO

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.
4.0 / 5 - (95 bình chọn)
profile profile hotline