Thị trường ngách là gì? Cách xác định thị trường ngách phù hợp

Theo dõi GOBRANDING trên

Thị trường ngách là một khái niệm trong kinh doanh không còn xa lạ đối với nhiều người. Việc tập trung khai thác thị trường ngách được xem là hướng đi tối ưu cho các doanh nghiệp, thương hiệu mới chưa đủ khả năng cạnh tranh. Vậy, cụ thể thị trường ngách là gì? Cách xác định thị trường ngách như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé!

I. Thị trường ngách (Niche Market) là gì?

Thị trường ngách là gì? Thị trường ngách được hiểu đơn giản là một thị trường nhỏ được phát triển từ thị trường có quy mô lớn hơn. Tức là thị trường ngách sẽ chỉ tập trung vào một hoặc một vài nhóm đối tượng khách hàng đầy tiềm năng mà chưa có hoặc có rất ít doanh nghiệp khai thác.

tìm hiểu Ngách nội dung là gì
Ngách nội dung là gì? Ngách nội dung hay thị trường ngách là thị trường nhỏ

Mặt khác, các doanh nghiệp cũng tận dụng thị trường ngách để xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng tối ưu, chu đáo hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Vì vậy, nếu doanh nghiệp có thể tìm ra được thị trường ngách và đánh trúng nhu cầu của nhóm khách hàng tiềm năng thì cơ hội thành công sẽ cực kỳ cao.

Mỗi ngành nghề kinh doanh đều có những thị trường ngách riêng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng về ngành, nhu cầu khách hàng để đưa ra những phương án tối ưu, phù hợp nhất. 

II. Điều kiện khi tham gia thị trường ngách

Mặc dù thị trường ngách mang lại nhiều lợi ích và lợi nhuận cho doanh nghiệp, tuy nhiên không phải cứ độc đáo, mới lạ, đáp ứng tốt nhu cầu cho một nhóm khách hàng thì sẽ gặt hái được thành công. Vì vậy, khi xác định thị trường ngách, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến một số yếu tố sau:

xác định kích thước của ngách thị trường
Doanh nghiệp cần xác định kích thước của ngách thị trường
  • Kích thước của ngách: Thị trường ngách mặc dù có quy mô nhỏ hơn so với thị trường lớn, tuy nhiên vẫn phải có kích thước đủ lớn để doanh nghiệp có thể thu về lợi nhuận.
  • Khả năng mua hàng: Có thể những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khai thác trong thị trường ngách phù hợp với nhóm khách hàng nhưng chưa chắc họ đã “xuống tiền” hoặc đủ điều kiện để mua. Vì vậy mà doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ về khả năng mua hàng để tránh thất bại.
  • Triển vọng của ngách: Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng về yếu tố vĩ mô, vi mô để dự đoán trong tương lai có thể phát triển, mở rộng được hay không.
 nghiên cứu về triển vọng của ngách
Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ về triển vọng của ngách
  • Thiện chí của khách hàng: Doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ nhóm khách hàng của mình trong thị trường ngách thực sự cần gì, bởi luôn có những khách hàng sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn để sở hữu sản phẩm.
  • Tài nguyên doanh nghiệp: Trước khi bắt đầu khai thác thị trường ngách, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ mọi yếu tố về nội lực như nguồn nhân lực, kỹ thuật, năng lực phục vụ,… 

III. Tầm quan trọng của thị trường ngách

Nhiều doanh nghiệp băn khoăn không biết tầm quan trọng của thị trường ngách là gì và dẫn đến định hướng kinh doanh sai. Việc lựa chọn thị trường ngách sẽ giúp các doanh nghiệp, đặc biệt Startup giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Phương án tập trung vào thị trường ngách cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí hơn so với việc đầu tư trên diện rộng.

Tầm quan trọng của thị trường ngách
Thị trường ngách giúp tăng khả năng cạnh tranh

IV. Ưu, nhược điểm của thị trường ngách

Thị trường ngách sở hữu nhiều ưu điểm nhưng cũng không thể tránh khỏi nhược điểm, doanh nghiệp cần có cái nhìn đa chiều để đưa ra những quyết định, chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp và đem lại nhiều lợi nhuận nhất. 

4.1. Ưu điểm

Ưu điểm đầu tiên của thị trường ngách đó chính là ít đối thủ cạnh tranh, phù hợp với những doanh nghiệp còn “non trẻ”, chưa có tiềm lực kinh tế, kinh nghiệm trong việc cạnh tranh với các “ông lớn” trong ngành.

Tệp khách hàng khá nhỏ, vì vậy mà doanh nghiệp có thể dễ dàng khai thác, tập trung vào việc tìm hiểu nhu cầu và đáp ứng ngay lập tức, điều mà thị trường lớn khó có thể đáp ứng được.

Ưu, nhược điểm của thị trường ngách
Thị trường ngách giúp doanh nghiệp tiếp cận sâu hơn với khách hàng

Mặt khác, các khách hàng ở thị trường ngách thường có xu hướng sẵn sàng trả một mức giá cao hơn để được các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu – một lợi thế tuyệt vời mà việc cạnh tranh trong thị trường quy mô lớn không thể có.

Nếu doanh nghiệp là đơn vị đầu tiên phát hiện và khai thác thị trường ngách, doanh nghiệp sẽ trở thành nhà tiên phong, dẫn đầu. Điều này giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng ghi dấu thương hiệu của mình trong lòng khách hàng, thậm chí có thể lan tỏa đến các nhóm đối tượng chưa phải tiềm năng khác. 

4.2. Nhược điểm

Thách thức lớn nhất dành cho doanh nghiệp đó là không dễ dàng để có thể tìm kiếm cho mình một thị trường ngách phù hợp, việc này cũng đòi hỏi nhiều thời gian, công sức thậm chí là ngân sách để thực sự hiểu thị trường. 

Nếu xác định thị trường có kích thước quá bé thì doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển. Điểm đặc biệt cuối cùng khiến nhiều doanh nghiệp chần chờ chưa dám “nhảy vào” đó là sẽ không có một kinh nghiệm hay hướng đi nào được vạch sẵn, đồng nghĩa với khả năng rủi ro, thất bại sẽ cực kỳ cao. 

phát triển kinh doanh trong thị trường ngách
Việc phát triển kinh doanh trong thị trường ngách cũng có thể gặp rủi ro cao

V. Cách xác định thị trường ngách phù hợp

Vậy, cách xác định thị trường ngách là gì? Làm gì để tìm kiếm cho doanh nghiệp một thị trường ngách và lối đi riêng? Sau đây là 5 phương pháp xác định thị trường cơ bản nhất, cùng tham khảo nhé!

5.1. Tìm kiếm thị trường trên Google

Tìm hiểu về các ngành nghề, sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đang quan tâm bằng cách tìm kiếm trên Google. Đọc các bài viết, tin tức và thông tin liên quan để hiểu về sự cạnh tranh, xu hướng và khía cạnh quan trọng của thị trường. Đồng thời, xem xét các công ty hoặc trang web đang hoạt động trong lĩnh vực này và tìm hiểu về những gì họ đang cung cấp.

Tìm kiếm thị trường ngách trên Google
Tìm kiếm thị trường trên Google là một giải pháp nhanh chóng, tiết kiệm

5.2. Sử dụng bản đồ tư duy để xây dựng chiến lược

Tạo một bản đồ tư duy hoặc sơ đồ để hình dung và xây dựng chiến lược của doanh nghiệp. Đặt tên các ngách con, nhóm khách hàng tiềm năng, yếu tố khác liên quan và mối quan hệ giữa chúng. Bản đồ tư duy sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về thị trường và tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố quan trọng cần xem xét.

5.3. Sử dụng đề xuất của Google

Google cung cấp nhiều công cụ và dịch vụ hữu ích để xác định thị trường. Ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng Google Trends để tìm hiểu về xu hướng tìm kiếm và sự quan tâm của người dùng đối với từ khóa, ngành nghề hoặc sản phẩm cụ thể. 

Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng Google Keyword Planner để tìm hiểu về lưu lượng tìm kiếm và mức độ cạnh tranh của từ khóa. Các đề xuất và dữ liệu từ Google giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ hơn về thị trường và các khía cạnh quan trọng cần chú ý.

Sử dụng Google để xác định thị trường ngách
Các đề xuất của Google cũng rất hữu ích

5.4. Nghiên cứu từ khóa

Phân tích từ khóa giúp doanh nghiệp xác định những thị trường ngách có tiềm năng và nhu cầu thị trường. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ như Google Keyword Planner, SEMrush hoặc Ahrefs. Các công cụ này cho phép tìm kiếm từ khóa liên quan và tìm hiểu về lưu lượng tìm kiếm hàng tháng, mức độ cạnh tranh và xu hướng tìm kiếm. 

5.5. Phân tích thông tin khách hàng từ Landing Page

Nếu doanh nghiệp đã có một trang Landing Page hoặc trang web, doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu từ Landing Page để phân tích thông tin khách hàng. 

Sử dụng các công cụ phân tích web như Google Analytics để tìm hiểu về lưu lượng truy cập, thời gian ở lại, địa điểm, độ tuổi và hành vi của khách hàng trên trang web của doanh nghiệp. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể nhận thấy xu hướng và sở thích của khách hàng tiềm năng, từ đó xác định được thị trường ngách phù hợp.

Phân tích thông tin khách hàng để xác định thị trường ngách
Phân tích thông tin khách hàng từ Landing Page giúp doanh nghiệp xác định thị trường ngách

VI. Những lưu ý khi tham gia thị trường ngách

Thị trường ngách là một “miếng bánh ngon”, đem lại nhiều lợi nhuận và cả lợi ích thương hiệu cho doanh nghiệp, tuy nhiên, đi kèm với đó cũng là nhiều rủi ro. Bên cạnh việc xác định đúng thị trường ngách, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến một số lưu ý khác.

6.1. Nghiên cứu kỹ thị trường

Để thành công trong thị trường ngách, việc nghiên cứu kỹ thị trường là vô cùng quan trọng. Hãy hiểu rõ về khách hàng tiềm năng, nhu cầu của họ và sự cạnh tranh trong ngành bằng cách tìm hiểu về xu hướng, mức độ phát triển và khía cạnh đặc biệt của thị trường. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng hướng đi, tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp và tìm cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Nghiên cứu kỹ thị trường ngách
Nghiên cứu kỹ thị trường giúp doanh nghiệp xác định chính xác thị trường ngách

6.2. Tận dụng tốt Marketing truyền miệng

Trong thị trường ngách, tầm quan trọng của Marketing truyền miệng là rất lớn. Vì vậy, doanh nghiệp hãy xây dựng một sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm khách hàng tốt đến mức khiến khách hàng phải tự động chia sẻ với người khác. Nói cách khác, doanh nghiệp cần tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ, chất lượng dịch vụ xuất sắc và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng để họ truyền đi thông điệp tích cực. 

Việc sử dụng các kênh như mạng xã hội, đánh giá trực tuyến và quan hệ khách hàng là công cụ lan tỏa hiệu quả nhất.

Tận dụng tốt Marketing trong thị trường ngách
Doanh nghiệp nên tận dụng Marketing truyền miệng

6.3. Không nên chỉ có một thị trường ngách

Dù thị trường ngách có tiềm năng nhưng không nên hoàn toàn phụ thuộc vào một ngách duy nhất. Doanh nghiệp cần đặt mục tiêu mở rộng và khám phá nhiều thị trường ngách khác nhau. Điều này giúp doanh nghiệp đa dạng hóa rủi ro và tận dụng các cơ hội mới. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng việc mở rộng vào các thị trường ngách mới cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng và phù hợp với khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nên có nhiều thị trường ngách
Doanh nghiệp nên có nhiều hơn 1 thị trường ngách để tăng khả năng cạnh tranh

VII. Ví dụ về thị trường ngách hiệu quả

Khai thác thị trường ngách trong kinh doanh đã không còn là một khái niệm xa lạ, vì vậy mà có hàng triệu doanh nghiệp đã gặt hái được thành công khi lựa chọn đúng thị trường dành riêng cho mình. 

Ví dụ về thị trường ngách của Công ty Mỹ phẩm LUSH đến từ Anh Quốc

Điển hình nhất việc phát hiện và khai thác thị trường ngách của Công ty mỹ phẩm Lush đến từ Anh nổi tiếng toàn cầu khi phát triển các sản phẩm tự nhiên, hữu cơ và không chứa chất bảo quản. Họ tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm không chỉ làm đẹp, mà còn bảo vệ môi trường và không gây hại cho con người.

Ví dụ về thị trường ngách
LUSH là công ty mỹ phẩm đến từ Anh Quốc thành công khi khai thác thị trường ngách

Thị trường ngách của LUSH là những người tiêu dùng quan tâm đến mỹ phẩm tự nhiên, không chứa chất bảo quản và những người ủng hộ  việc bảo vệ môi trường. Họ đặc biệt quan tâm đến thành phần tự nhiên và công nghệ sản xuất bền vững. Khách hàng của LUSH thường là những người muốn sử dụng mỹ phẩm có chất lượng cao và đồng thời không gây hại cho da và môi trường.

LUSH sử dụng cách tiếp cận Marketing truyền miệng và quảng cáo trực tuyến để tiếp cận khách hàng. Họ tạo ra các sản phẩm có mùi thơm đặc trưng và thiết kế độc đáo, thu hút sự chú ý của khách hàng. Nhờ vào chất lượng và cam kết với các nguyên liệu tự nhiên, LUSH đã xây dựng được một cộng đồng người hâm mộ trung thành và đạt được sự lan tỏa thông điệp tích cực về thương hiệu của mình.

Ví dụ về thị trường ngách
LUSH đã tập trung vào các sản phẩm có thành phần tự nhiên

Thị trường ngách của LUSH đã phát triển vượt bậc và mở rộng sang nhiều quốc gia trên toàn cầu. Họ đã mở rất nhiều cửa hàng LUSH và nhận được sự đánh giá cao từ khách hàng và cộng đồng vì cam kết với môi trường và sáng tạo sản phẩm tự nhiên.

Với sự tận dụng thành công của thị trường ngách và việc tạo ra sự khác biệt, LUSH đã xây dựng được một thương hiệu mỹ phẩm tự nhiên nổi tiếng và thành công trên thị trường toàn cầu.

Ví dụ về thị trường ngách của Allbirds – Công ty về giày dép của New Zealand và Mỹ

Allbirds là một thương hiệu giày dép nổi tiếng với sự kết hợp giữa thiết kế đơn giản và chất liệu tự nhiên, chủ yếu là từ len và gỗ. Thương hiệu này tập trung vào việc tạo ra giày dép thoải mái, bền bỉ và thân thiện với môi trường.

Ví dụ về thị trường ngách của Allbirds
Allbirds – Công ty về giày dép của New Zealand và Mỹ

Thị trường ngách của Allbirds là những người tiêu dùng quan tâm đến giày dép có độ bền cao, được sản xuất từ chất liệu không gây hại cho môi trường và chất lượng cao. Họ đặc biệt quan tâm đến nguồn gốc và quá trình sản xuất của sản phẩm và mong muốn ủng hộ các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Allbirds sử dụng cách tiếp cận tiếp thị trực tuyến và tiếp thị tương tác xã hội để tiếp cận khách hàng bằng cách truyền tải thông điệp về sự bền vững và chất lượng của sản phẩm. Nhờ vào thiết kế đơn giản và chất liệu tự nhiên, Allbirds đã thu hút sự chú ý của nhiều người và tạo ra một cộng đồng người hâm mộ.

Thị trường ngách của Allbirds đã phát triển mạnh mẽ và có sự tăng trưởng đáng kể trong vài năm qua. Họ đã mở rất nhiều cửa hàng Allbirds trên toàn thế giới và được công nhận vì cam kết với sự bền vững và tạo ra các sản phẩm chất lượng.

Thị trường ngách của Allbirds
Thị trường ngách của Allbirds phát triển mạnh mẽ

Ví dụ về thị trường ngách của Trung Nguyên – thương hiệu Cà phê nổi tiếng hàng đầu Việt Nam

Trung Nguyên là một thương hiệu cà phê nổi tiếng và được biết đến rộng rãi ở Việt Nam. Thương hiệu này tập trung vào việc sản xuất và phân phối các sản phẩm cà phê chất lượng cao và đặc biệt, đặc trưng với dòng cà phê pha phin truyền thống.

Thị trường ngách của Trung Nguyên là những người tiêu dùng đam mê cà phê và muốn trải nghiệm hương vị cà phê đậm đà, đặc trưng và chất lượng cao. Họ tìm kiếm những trải nghiệm cà phê độc đáo và đặc biệt, họ cũng thích thưởng thức cà phê theo phong cách truyền thống.

Ví dụ về thị trường ngách của Trung Nguyên
Trung Nguyên là một ví dụ điển hình về thành công trong khai thác thị trường ngách

Trung Nguyên sử dụng cách tiếp cận tiếp thị đa kênh để tiếp cận khách hàng. Họ có hệ thống các cửa hàng Trung Nguyên Coffee trên khắp Việt Nam, cung cấp không chỉ cà phê đóng gói mà còn cung cấp trải nghiệm thưởng thức cà phê tại chỗ. Họ cũng có một trang web và kênh bán hàng trực tuyến để tiếp cận khách hàng một cách thuận tiện.

Thị trường ngách của Trung Nguyên đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những thị trường cà phê ngách lớn và đáng chú ý tại Việt Nam. Thương hiệu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người yêu cà phê và được công nhận về chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm.

Ví dụ về thị trường ngách của Trung Nguyên
Nhờ thị trường ngách mà Trung Nguyên đã trở thành thương hiệu cà phê hàng đầu tại Việt Nam

Với sự thành công của thị trường ngách và sự định vị riêng biệt, Trung Nguyên đã xây dựng được một thương hiệu cà phê nổi tiếng và mạnh mẽ trong cộng đồng người tiêu dùng tại Việt Nam và trên thế giới.

Vậy, với những thông tin được đề cập đến trong bài viết, chắc hẳn doanh nghiệp cũng đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi thị trường ngách là gì. Thị trường ngách mang lại nhiều lợi ích của doanh nghiệp nhưng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro. Vì vậy, doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và chuẩn bị đầy đủ tài nguyên để phát triển bền vững trên thị trường.

4.0 / 5 - (96 bình chọn)
profile profile hotline