Brand Extension là gì? Các loại mở rộng thương hiệu hiện nay
Theo dõi GOBRANDING trênBrand Extension hay còn gọi là mở rộng thương hiệu, giúp doanh nghiệp tận dụng sức mạnh thương hiệu đã được thiết lập cho sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Nhờ đó, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí Marketing nhờ danh tiếng sẵn có, gia tăng doanh thu hiệu quả và tăng cường nhận diện thương hiệu. Cùng GOBRANDING tìm hiểu Brand Extension là gì? Các chiến lược mở rộng thương hiệu phổ biến hiện nay.
Nội dung chính
I. Brand Extension (Mở rộng thương hiệu) là gì?
Brand Extension (Mở rộng thương hiệu) là chiến lược tận dụng sức mạnh thương hiệu đã có uy tín để phát triển sản phẩm mới, chinh phục thị trường mới.
Nói một cách đơn giản, Brand Extension là chiến lược sử dụng tên thương hiệu uy tín, được khách hàng tin tưởng và yêu thích, cho sản phẩm mới. Nhờ đó, sản phẩm mới được ra mắt với sự ủng hộ nhiệt tình từ tệp khách hàng trung thành hiện tại của thương hiệu. Đồng thời tạo ra tệp khách hàng tiềm năng bằng cách thâm nhập thị trường mới.
II. Lợi ích của Brand Extension với doanh nghiệp
Mở rộng thương hiệu là chiến lược thông minh trong việc bứt phá và chinh phục thị trường. Sau đây là những lợi ích mà Brand Extension mang lại cho doanh nghiệp khi áp dụng chiến lược này:
- Mở rộng tệp khách hàng tiềm năng: Chiến lược Brand Extension giúp tăng cơ hội tiếp cận tệp khách hàng mới, thu hút những nhóm nhân khẩu học mà trước đây chưa từng khai thác được.
- Tăng trưởng doanh thu: Việc mở rộng thương hiệu sang thị trường mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và tiềm năng gia tăng doanh số, từ đó thúc đẩy lợi nhuận và nâng cao giá trị thương hiệu.
- Tiết kiệm chi phí Marketing: Tận dụng danh tiếng thương hiệu sẵn có, sản phẩm mới dễ dàng được khách hàng tin tưởng, giúp tiết kiệm chi phí quảng bá sản phẩm mới.
- Tăng cường niềm tin từ khách hàng: Khách hàng thường cởi mở hơn trong việc dùng thử sản phẩm mới của thương hiệu uy tín, yên tâm hơn với chất lượng sản phẩm.
- Quảng bá hiệu quả cho sản phẩm hiện có: Việc ra mắt sản phẩm mới thu hút sự chú ý đến thương hiệu, đồng thời quảng bá hiệu quả cho các sản phẩm hiện có, thúc đẩy hoạt động kinh doanh chung cho toàn thể công ty.
III. Nhược điểm của mở rộng thương hiệu đối với công ty
Mở rộng thương hiệu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng cũng tiềm ẩn một số nhược điểm. Sau đây là những rủi ro thường gặp và giải pháp để giảm thiểu:
- Gây tổn hại hình ảnh thương hiệu mẹ: Khi tung ra sản phẩm mới thất bại, không chất lượng sẽ mất uy tín, thậm chí ảnh hưởng đến danh tiếng của thương hiệu mẹ.
- Quá tải thương hiệu: Brand Extension quá nhiều ngành khiến thương hiệu bị loãng trên thị trường, gây nhàm chán thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
- Hạn chế tiếp cận thị trường: Dựa dẫm quá nhiều vào danh tiếng thương hiệu để tiết kiệm chi phí Marketing có thể khiến sản phẩm mới ít được chú ý, không tiếp cận được tối đa tệp khách hàng.
Bên cạnh những nhược điểm trên của Brand Extension, chiến lược mở rộng cũng có thể gặp phải một số thách thức khác như:
- Quản lý phức tạp, khó khăn do cần điều phối nhiều sản phẩm và thị trường đòi hỏi nguồn lực lớn.
- Đảm bảo chất lượng đồng nhất cho tất cả sản phẩm khi phát triển Brand Extension trên thị trường là một bài toán khó của công ty.
- Rủi ro cạnh tranh cao trong thị trường mới, sản phẩm mới.
Do đó, Brand Extension là con dao hai lưỡi, đòi hỏi doanh nghiệp đánh giá kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro trước khi thực hiện. Sau đây là những lưu ý khi tiến hành chiến lược mở rộng thị trưởng, phát triển sản phẩm mới:
- Hiểu rõ thị trường mục tiêu: Doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu, sở thích và hành vi của khách hàng tiềm năng; phân tích đối thủ cạnh tranh và đánh giá vị trí thương hiệu trên thị trường. Từ đó xác định tiềm năng và khả năng thành công của sản phẩm mới trước khi phát triển.
- Thử nghiệm sản phẩm mới: Doanh nghiệp cần tiến hành khảo sát ý kiến khách hàng tiềm năng để đánh giá nhu cầu và phản ứng. Thậm chí là thử nghiệm sản phẩm trên thị trường nhỏ trước khi ra mắt chính thức. Nhờ đó giúp điều chỉnh sản phẩm dựa trên phản hồi của khách hàng nhằm đảm bảo sự phù hợp thị hiếu của tệp khách hàng.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Duy trì chất lượng sản phẩm đồng nhất với các sản phẩm hiện có của thương hiệu, đặc biệt là phù hợp với giá trị cốt lõi và sứ mệnh của thương hiệu mẹ. Từ đó giúp đảm bảo đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng tiềm năng.
- Giữ cho thương hiệu gắn kết: Doanh nghiệp nên sử dụng logo và thông điệp thương hiệu nhất quán nhằm duy trì hình ảnh thương hiệu uy tín. Từ đó xây dựng mối quan hệ gắn kết với khách hàng, nâng cao lòng trung thành với thương hiệu.
- Kết hợp đa dạng chiến lược Marketing: Sử dụng các kênh Marketing truyền thống (quảng cáo, PR, truyền hình) và tận dụng các kênh Marketing Online (mạng xã hội, Email Marketing, Content Marketing) để tiếp cận tối đa khách hàng tiềm năng. Tạo sự cộng hưởng và tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị sẽ giúp tăng nhận diện sản phẩm và doanh số nhanh chóng cho chiến lược mở rộng thương hiệu.
>> Bên cạnh việc phát triển chiến lược Brand Extension, doanh nghiệp cũng cần tiến hành kiểm toán thương hiệu định kỳ nhằm đánh giá mức độ nhận diện và vị thế trên thị trường.
IV. Các chiến lược mở rộng thương hiệu và ví dụ cụ thể
Sau khi nắm được ưu và nhược điểm của chiến lược Brand Extension, hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu một số loại hình mở rộng thương hiệu phổ biến cùng ví dụ thực tế từ các thương hiệu lớn:
1. Mở rộng dòng thương hiệu
Mở rộng dòng sản phẩm là chiến lược mở rộng thương hiệu tập trung vào việc phát triển thêm các sản phẩm mới thuộc cùng ngành hàng mà doanh nghiệp đã có sẵn. Đây là cách thức ít thách thức nhất so với các loại hình Brand Extension khác vì nó tận dụng danh mục sản phẩm sẵn có và sử dụng cơ sở hạ tầng sản xuất, hệ thống phân phối và kênh Marketing hiện có cho sản phẩm. Nhờ đó, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cập khách hàng tiềm năng nhưng vẫn tiết kiệm chi phí nghiên cứu thị trường do có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Ví dụ:
- Coca-Cola: Coca-Cola mở rộng sang các biến thể như Coke Zero, Diet Coke, Vanilla Coke,… dựa trên hương vị nước uống của mình.
- Head & Shoulders: Head & Shoulders từ dầu gội dành cho gàu, thương hiệu mở rộng sang các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu gội, dầu xả, kem ủ tóc,…
- Samsung: Thương hiệu điện thoại thông minh Samsung mở rộng sang các dòng sản phẩm như máy tính bảng, đồng hồ thông minh, tai nghe không dây,…
2. Phần mở rộng sản phẩm bổ sung
Loại mở rộng sản phẩm bổ sung là chiến lược Brand Extension tập trung vào việc phát triển các sản phẩm mới thuộc danh mục mới hoặc dòng sản phẩm mới có thể kết hợp và sử dụng cùng với sản phẩm hiện có của doanh nghiệp. Loại hình mở rộng này mang lại nhiều lợi ích như thu hút khách hàng tiềm năng mới, tăng nguồn thu nhập mới, nâng cao lòng trung thành của khách hàng và củng cố vị thế thương hiệu.
Ví dụ điển hình cho chiến lược mở rộng sản phẩm bổ sung:
- Adidas: Công ty giày thể thao Adidas mở rộng sang thương hiệu quần áo thể thao, phụ kiện thể thao, đồng hồ thông minh thể thao,…
- Dove: Dove mở rộng từ xà phòng sang các sản phẩm vệ sinh chung như sữa tắm, kem dưỡng da, chất khử mùi,…
- Samsung: Từ thương hiệu chuyện cung cấp điện thoại thông minh, Samsung mở rộng sang các thiết bị gia dụng như tivi, tủ lạnh, máy giặt,…
>> Brand Architecture đặc biệt quan trọng đối với công ty sở hữu nhiều thương hiệu con và sản phẩm.
3. Mở rộng cơ sở khách hàng
Một trong chiến lược Brand Extension là mở rộng cơ sở khách hàng, tập trung vào việc phát triển các sản phẩm dành cho nhóm nhân khẩu học mới mà doanh nghiệp chưa từng tiếp cận trước đây. Loại hình mở rộng thương hiệu này mang lại nguồn doanh thu mới từ tệp khách hàng mới, chinh phục thị trường mới, nâng cao nhận diện thương hiệu và không phụ thuộc hoàn toàn vào một nhóm khách hàng cụ thể.
Ví dụ điển hình:
- Dyson: Từ máy hút bụi công nghệ cao, thương hiệu Dyson mở rộng sang quạt công suất lớn, máy sấy tóc, máy lọc không khí,… thu hút nhóm khách hàng quan tâm đến thiết bị gia dụng cao cấp.
- Starbucks: Chuỗi cà phê Starbucks mở rộng sang bán thức ăn, đồ uống đóng chai, sản phẩm lưu niệm,… thu hút nhóm khách hàng muốn trải nghiệm ẩm thực và mua sắm tiện lợi.
- Uniqlo: Thương hiệu thời trang bình dân Uniqlo mở rộng sang dòng sản phẩm cao cấp Uniqlo U, thu hút nhóm khách hàng có thu nhập cao và yêu thích thời trang.
4. Mở rộng phong cách sống thương hiệu
Mở rộng phong cách sống thương hiệu tận dụng sức mạnh thương hiệu hiện có để tung ra các sản phẩm liên quan đến phong cách sinh hoạt của tệp khách hàng mục tiêu. Loại mở rộng này giúp thương hiệu được nhận diện rõ ràng hơn với những giá trị và phong cách sống nhất định, mối quan hệ gắn kết với khách hàng thông qua những trải nghiệm và sở thích chung về phong cách sống, tạo ra nguồn thu nhập mới từ các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến phong cách sống.
Ví dụ điển hình:
- Red Bull: Thương hiệu đồ uống năng lượng nổi tiếng với việc tài trợ và tổ chức các sự kiện thể thao mạo hiểm, thu hút khách hàng trẻ tuổi yêu thích sự năng động, cá tính.
- Harley-Davidson: Hãng xe mô tô huyền thoại không chỉ bán xe mà còn tạo dựng cả một phong cách sống “biker” với các phụ kiện, trang phục, sự kiện và cộng đồng gắn kết.
- Starbucks: Chuỗi cà phê không chỉ bán thức uống mà còn tạo ra không gian thư giãn, làm việc, gặp gỡ, trở thành một phần trong phong cách sống hiện đại của nhiều người.
>> Có thể bạn quan tâm đến cách phát triển Brand Portfolio cho danh mục thương hiệu của mình.
V. Mẹo thực hiện chiến lược Brand Extension thành công
Brand Extension là chiến lược vô cùng quan trọng, hướng tới sự phát triển, gia tăng doanh thu và củng cố vị thế trên thị trường cạnh tranh gay gắt ngày nay. Tuy nhiên, để thực hiện thành công không hề dễ dàng, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau đây để phát triển chiến lược mở rộng trong tương lai:
- Hiểu rõ nhu cầu khách hàng: Doanh nghiệp cần xác định mong muốn và xu hướng tiêu dùng của khách hàng mục tiêu thông qua nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu khách hàng. Đặc biệt là tổ chức các buổi thảo luận nhóm, phỏng vấn khách hàng để thu thập phản hồi trực tiếp.
- Thống nhất thông điệp cốt lõi của thương hiệu: Mở rộng thương hiệu phải phù hợp với hình ảnh, giá trị và thông điệp cốt lõi của thương hiệu mẹ. Doanh nghiệp cần hướng đến mục tiêu củng cố và nâng cao nhận diện thương hiệu trên thị trường, tránh làm loãng thương hiệu, đi quá xa so với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.
- Thử nghiệm sản phẩm mới trước khi ra mắt: Thử nghiệm cho sản phẩm cần được tiến hành với nhóm khách hàng nhỏ để đánh giá phản hồi và hiệu quả của nó. Hiệu quả cần được theo dõi và tinh chỉnh cho phù hợp, đặc biệt lắng nghe phản hồi từ phía khách hàng để cải thiện trải nghiệm của họ.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý:
- Có nguồn lực tài chính và nhân lực đầy đủ: Mở rộng thương hiệu đòi hỏi nguồn lực đầu tư đáng kể, do đó doanh nghiệp cần đảm bảo có đủ khả năng tài chính và nhân lực để thực hiện chiến lược này.
- Lựa chọn đối tác phù hợp: Doanh nghiệp có thể cân nhắc hợp tác với các đối tác uy tín nhằm hỗ trợ quá trình tiến hành Brand Extension.
- Quản lý rủi ro hiệu quả: Xác định và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến chiến lược mở rộng và xây dựng kế hoạch phòng ngừa rủi ro hiệu quả.
Bằng cách áp dụng những bí quyết trên, doanh nghiệp có thể tăng cơ hội thành công khi mở rộng thương hiệu và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
VI. Kết luận
Thông qua bài viết này, GOBRANDING đã giúp bạn nắm được Brand Extension là chiến lược tận dụng sức mạnh thương hiệu đã có tiếng trong việc phát triển sản phẩm mới, tiếp cận thị trường mới. Nhờ chiến lược này, doanh nghiệp có thể mở rộng tệp khách hàng tiềm năng, tăng trưởng doanh thu đáng kể, tiết kiệm ngân sách và tăng cường niềm tin khách hàng.
Tuy nhiên, phát triển chiến lược mở rộng thương hiệu không hề dễ dàng bởi nó có thể ảnh hưởng đến danh tiếng công ty và lãng phí ngân sách nếu không phát triển sản phẩm đúng cách. Doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu khách hàng, thống nhất thông điệp thương hiệu, test sản phẩm kỹ lưỡng để nâng cao khả năng mở rộng thành công. Chúc bạn phát triển chiến lược Brand Extension thành công!